Mỹ "quan ngại" khi Nga đem hệ thống tên lửa S-400 tới Syria

Một quan chức Mỹ cho biết hệ thống tên lửa triển khai tại các căn cứ không quân của Nga ở Syria là "một hệ thống vũ khí có khả năng gây ra một mối đe dọa đáng kể đối với bất cứ ai."
Mỹ "quan ngại" khi Nga đem hệ thống tên lửa S-400 tới Syria ảnh 1 Hệ thống tên lửa đất đối không S-300 của Nga trưng bày tại Quảng trường Suvorovskaya ở trung tâm thủ đô Moskva ngày 8/12, nhân kỷ niệm lần thứ 100 Ngày thành lập Lực lượng phòng không Nga. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Theo AFP, một quan chức Mỹ ngày 25/11 cho biết, việc Moskva tuyên bố triển khai hệ thống phòng không hiện đại nhất đến các căn cứ không quân của Nga ở Syria gây ra "quan ngại đáng kể" đối với quân đội Mỹ.

Phát biểu với hãng tin AFP trong điều kiện giấu tên, quan chức trên nói: "Đó là một hệ thống vũ khí có khả năng gây ra một mối đe dọa đáng kể đối với bất cứ ai. Có những mối quan ngại lớn liên quan đến các chiến dịch trên không ở Syria."

Trước đó, Nga cho biết sẽ triển khai hệ thống phòng không S-400 tới Latakia ở Tây Bắc Syria. Động thái này diễn ra sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một máy bay chiến đấu của Nga ở khu vực biên giới Syria.

Hệ thống tên lửa này có tầm bắn khoảng 400km, gây ra một mối đe dọa tiềm tàng đối với các máy bay của liên quân do Mỹ đứng đầu.

Tuy nhiên, một quan chức khác cũng cho biết, các hệ thống phòng không S-400 mà Nga triển khai ở Syria "sẽ không" ảnh hưởng tới các chuyến bay của liên quân.

Quan chức này nói: "Chúng tôi sẽ không cản trở các chiến dịch (của Nga) và họ cũng không làm phiền chúng tôi. Không có có lý do nào để chúng tôi nhằm mục tiêu vào nhau."

Vị quan chức này lưu ý thêm rằng trong tuần trước Nga đã gửi hơn 30 xe tăng T-90 và T-72 tới Latakia và vẫn chưa rõ liệu những chiếc xe tăng này sẽ được quân đội Nga sử dụng hay chúng sẽ được cung cấp cho các lực lượng của Tổng thống Syria Bashar al-Assad./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.