Mỹ sẽ kiểm tra dữ liệu kiểm toán của các công ty Trung Quốc

Năm 2020, các nghị sỹ Mỹ đã nhất trí sẽ loại các công ty Trung Quốc ra khỏi các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ nếu không tuân thủ các tiêu chuẩn kiểm toán của Mỹ.
Mỹ sẽ kiểm tra dữ liệu kiểm toán của các công ty Trung Quốc ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)

Ngày 15/12/2022, Ban Giám sát các Công ty Đại chúng của Mỹ (PCAOB) tuyên bố cơ quan này lần đầu tiên quyết định rằng họ có quyền kiểm tra và điều tra dữ liệu kiểm toán của các công ty của Trung Quốc.

Tuyên bố của cơ quan này sẽ khiến khoảng 200 công ty Trung Quốc, trong đó có cả hãng Alibaba, tránh được nguy cơ có thể bị loại khỏi các sàn giao dịch chứng khoán của Mỹ.

Năm 2021, Ban Giám sát PCAOB cho biết Chính phủ Trung Quốc cản trở cơ quan này tiến hành kiểm tra, điều tra toàn diện hoạt động kiểm toán của các công ty của Trung Quốc đại lục và Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc).

Trước đó, năm 2020, các nghị sỹ Mỹ đã nhất trí sẽ loại các công ty Trung Quốc ra khỏi các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ nếu không tuân thủ các tiêu chuẩn kiểm toán của Mỹ.

Ngay sau khi PCAOB đưa ra tuyên bố mới ngày 15/12 nêu trên, giới kinh doanh tại Mỹ phản ứng khá tích cực.

[Mỹ và Trung Quốc "loay hoay" với tranh cãi kiểm toán]

Đại diện nhiều công ty của Mỹ lên tiếng bày tỏ ủng hộ quyết định của PCAOB, bởi cho rằng quyết định này giúp bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư, đồng thời đảm bảo các thị trường vốn của Mỹ có thể vận hành hiệu quả.

Các công ty cũng nhận định rằng trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung có nhiều căng thẳng không chỉ trong lĩnh vực địa chính trị mà còn trong lĩnh vực kinh tế như hiện nay thì việc đảm bảo tính minh bạch trong kiểm toán các công ty Trung Quốc là điều các nhà đầu tư Mỹ đang đầu tư vào các công ty Trung Quốc hết sức quan tâm.

Một số đại diện công ty Mỹ cho rằng họ thiếu tin tưởng dữ liệu kiểm toán các công ty Trung Quốc do Trung Quốc thực hiện./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.