Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ nhất trí thúc đẩy thương mại song phương

Tổng thống Mỹ và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ đã thảo luận về thương mại song phương cũng như tầm quan trọng của việc Ankara thực hiện các cam kết của mình trong NATO
Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ nhất trí thúc đẩy thương mại song phương ảnh 1Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan. (Ảnh: Reuters)

Ngày 4/12, Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã có cuộc hội đàm bên lề Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang diễn ra ở Anh. Tại cuộc hội đàm, hai bên đã nhất trí thúc đẩy thương mại song phương lên mức 100 tỷ USD.

Một người phát ngôn Nhà Trắng cho biết, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận tầm quan trọng của việc Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện các cam kết của mình trong NATO, nhất trí cùng đối phó với các thách thức an ninh khu vực và an ninh năng lượng.

Trong khi đó, phía Thổ Nhĩ Kỳ cho biết cuộc hội đàm kéo dài 30 phút giữa hai tổng thống đã diễn ra "trên tinh thần xây dựng". Cuộc hội đàm không được thông báo trước nói trên diễn ra trong bối cảnh Thổ Nhĩ kỳ đang phải đối mặt với những chỉ trích trong NATO về chiến dịch quân sự tại miền Bắc Syria, cùng với đó là việc nước này đe dọa cản trở một chính sách phòng thủ mạnh hơn đối với các nước vùng Baltic.

[Anh kêu gọi NATO đoàn kết nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập khối]

Quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các đồng minh NATO đã căng thẳng do hàng loạt vấn đề, bắt nguồn từ quyết định của Ankara mua các hệ thống phòng không của S-400 của Nga. Bên cạnh đó, một số thành viên NATO đã lên án việc Ankara mở cuộc tấn công quân sự nhằm vào Đông Bắc Syria.

Về phần mình, Ankara đã phản đối một kế hoạch của NATO nhằm bảo vệ các nước Baltic và Ba La. Thổ Nhĩ Kỳ cũng cho rằng NATO cần ủng hộ nhiều hơn đối với cuộc chiến tại Đông Bắc Syria chống lại Các đơn vị bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG) mà Ankara coi là một nhóm khủng bố./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.