Mỹ thực chất vẫn giao dịch với Triều Tiên dù áp lệnh trừng phạt

Một cuộc điều tra do AP tiến hành cho thấy các công nhân Triều Tiên đã chế biến mặt hàng hải sản mà sau đó xuất hiện trên những kệ hàng tại siêu thị ở Mỹ, Canada và Liên minh châu Âu.
Mỹ thực chất vẫn giao dịch với Triều Tiên dù áp lệnh trừng phạt ảnh 1Nhiều nhà máy chế biến hải sản ở Cát Lâm (Trung Quốc) thuê công nhân Triều Tiên. (Nguồn: AP)

The National đưa tin hầu hết người Mỹ có thể không nhận ra điều này nhưng Washington đang phá vỡ lệnh cấm vận thương mại mà chính họ áp đặt lên Triều Tiên.

Một cuộc điều tra do AP tiến hành đã tiết lộ rằng các công nhân Triều Tiên đã chế biến mặt hàng hải sản mà sau đó, cuối cùng lại xuất hiện trên những kệ hàng tại siêu thị ở Mỹ, Canada và Liên minh châu Âu.

Trong khi đó, phần lớn lương của những công nhân này phải nộp lại cho chính quyền của nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong bối cảnh nước này vẫn tiếp tục phát triển những vũ khí hạt nhân có khả năng tấn công Mỹ.

[Trung Quốc phạt các công ty mới thuê lao động Triều Tiên]

Vào thời điểm khi Triều Tiên đối mặt với những biện pháp trừng phạt với rất nhiều mặt hàng xuất khẩu, nước này đã gửi hàng chục nghìn công nhân tới khắp nơi trên thế giới nhằm đem về cho nước nhà khoản lợi nhuận từ 200-500 triệu USD.

Điều này có thể giải thích cho một lượng đáng kể các vũ khí hạt nhân và chương trình tên lửa của Bình Nhưỡng mà Hàn Quốc ước tính phải tiêu tốn tới hơn 1 tỷ USD.

Những ghi chép hoạt động vận chuyển bằng đường thủy cho thấy hơn 100 container hải sản tương đương hơn 2.000 tấn đã được chuyển tới Mỹ và Canada trong năm nay từ các nhà máy Trung Quốc có công dân Triều Tiên làm việc.

Những công nhân này khoác trên mình những bộ quần áo có màu sắc khác để phân biệt họ với những công nhân Trung Quốc. Họ bị giám sát chặt chẽ, thiếu những quyền tự do cơ bản và được trả lương thấp./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.