Na Uy đặt mua 54 xe tăng Leopard phiên bản cải tiến của Đức

Leopard 2A7 - phiên bản cải tiến mới của dòng xe tăng Leopard 2 - là một trong những xe tăng chiến đấu chủ lực phổ biến nhất và được sử dụng với nhiều biến thể khác nhau tại nhiều quốc gia.
Na Uy đặt mua 54 xe tăng Leopard phiên bản cải tiến của Đức ảnh 1Mẫu xe tăng Leopard 2. (Ảnh: Reuters)

Hãng truyền thông NRK của Na Uy dẫn các nguồn tin giấu tên ngày 3/2 tiết lộ Oslo sẽ đặt mua 54 xe tăng Leopard mới do Tập đoàn KraussMaffei của Đức sản xuất cho quân đội nước này.

Trước đó, Na Uy - quốc gia thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), từng lên kế hoạch lựa chọn xe tăng Leopard 2A7 do Đức sản xuất hoặc đối thủ K2 Black Panther do Hyundai Rotem của Hàn Quốc chế tạo.

Leopard 2A7 là phiên bản cải tiến mới của dòng xe tăng Leopard 2. Đây là một trong những xe tăng chiến đấu chủ lực phổ biến nhất và được sử dụng với nhiều biến thể khác nhau tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới.

Leopard 2 đã được quân đội Đức sử dụng ở Kosovo, triển khai cho các hoạt động chiến đấu ở Afghanistan với sự đóng góp cho Lực lượng Hỗ trợ qn ninh quốc tế của Hà Lan, Đan Mạch và Canada, cũng như tham gia thực chiến ở Syria cùng lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ.

[Đức thông báo chuyển giao xe tăng Leopard 2 cho Ukraine]

Leopard 2A7 có kíp xe 4 thành viên, gồm lái xe, chỉ huy, pháo thủ và nạp đạn. Xe được trang bị lớp giáp bảo vệ môđun cải tiến sử dụng vật liệu gốm sứ nano mới cùng hợp kim thép và titan hiện đại.

Leopard 2A7 có chiều dài khoảng 10,97m; rộng 3,8m; cao 3,64m và tổng trọng lượng khi chiến đấu khoảng 64,5 tấn.

Vũ khí trang bị chính của Leopard 2A7 bao gồm một pháo nòng trơn L55A1 có thể bắn đạn năng lượng động năng và loại đạn đa dụng sử dụng chất nổ mạnh mới nhất; có số đạn 42 viên.

Leopard 2A7 được trang bị động cơ diesel tăng áp kép V12 MTU MB 873 Ka-501, công suất 1.479 mã lực khi chạy 2.600 vòng/phút, hộp số Renk HSWL 354 với 4 số tiến và 2 số lùi. Xe tăng có thể đạt tốc độ tối đa 72 km/h và dự trữ hành trình 450 km./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.