Theo Censis, trong năm 2010, việc làm giả các nhãn hiệu đã tạo ra 6,9 tỷeuro (9 tỷ USD) doanh số bán hàng ở Italy, trong đó các mặt hàng quần áo, phụkiện thời trang và phần mềm là những mặt hàng giả được bán chạy nhất. Nạn hànggiả cũng khiến Italy thất thu thuế lên đến 1,7 tỷ euro.
Theo đánh giá của Censis, nhu cầu đối với hàng giả dự kiến sẽ giảm trongnăm nay do tác động của khủng hoảng kinh tế cùng với các loại thuế gia tăng, thunhập giảm đã làm ảnh hưởng khả năng chi tiêu dùng và tiết kiệm của các gia đìnhItaly. Chi tiêu tiêu dùng của người dân Italy đã bị giảm mạnh nhất kể từ sauChiến tranh Thế giới lần thứ 2.
Doanh số của các loại hàng giả cũng đã bị giảm xuống còn 19% trong năm2009, thời điểm đỉnh cao của cuộc khủng hoảng kinh tế, giảm mạnh so với mức tăng37% của năm 2007. Tuy nhiên, doanh số hàng giả trong năm 2010 đã tăng trở lạinhờ sự hồi phục của nền kinh tế Italy.
Censis cho biết thêm, mặc dù lượng hàng giả được bán ra có thể giảm, songcác loại hàng giả có giá trị thấp đang có sức hấp dẫn lớn do đáp ứng được nhucầu của người tiêu dùng.
Hiệp hội mỹ phẩm Italy (UNIPRO) cũng cho hay, các mặthàng mỹ phẩm đang nổi lên trở thành mặt hàng được làm giả ngày càng nhiều. Mứctăng doanh số của son môi, các phụ kiện trang điểm được làm giả đã tăng gấp 15lần trong vòng thập kỷ qua.
Các mặt hàng thực phẩm xuất khẩu của Italy như pho mát Parmesan, mỳ ống(spaghetti) cũng đang phải cạnh tranh với những loại hàng giả trên thị trườngthế giới. Thực phẩm giả nhãn hiệu Italy cũng đã tạo ra 1,1 tỷ euro trong năm2010, với doanh số lớn thứ ba sau mặt hàng quần áo và phần mềm./.