Nắng nóng kỷ lục lan tới Bắc Âu, đe dọa tan băng ở Bắc Cực

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) ngày 27/7 cảnh báo đợt nắng nóng kỷ lục tại châu Âu đang có xu hướng di chuyển tới Bắc Cực, đe dọa đẩy nhanh tốc độ tan chảy băng đá tại đây.
Nắng nóng kỷ lục lan tới Bắc Âu, đe dọa tan băng ở Bắc Cực ảnh 1Một tảng băng lớn ở Greenland. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Các nước khu vực Bắc Âu đang trải qua những ngày nắng nóng thiêu đốt khi đợt nắng nóng kỷ lục đang di chuyển lên phía Bắc châu lục.

Ngày 27/7, khu vực phía Bắc Na Uy ghi nhận nhiệt độ nóng kỷ lục 35,6 độ C - tương đương nhiệt độ nóng kỷ lục ghi nhận năm 1970, trong có có hơn 20 địa phương trải qua "đêm nhiệt đới" - tức nhiệt độ trong đêm cao hơn 20 độ C.

Không chỉ bao trùm Bắc Âu, nắng nóng thiêu đốt cả khu vực phía Bắc Thụy Sĩ. Nhiệt độ tại thị trấn Markusvinka ở vùng cực Bắc của nước này trong ngày 26/7 đã lên tới mức kỷ lục trong năm 34,7 độ C.

Theo Jon Jorpeland - nhà khí tượng thuộc Viện khí tượng Thụy Sĩ (SMHI), đây là mức nhiệt nóng kỷ lục từ năm 1945 tới nay tại vùng cực Bắc của Thụy Sĩ và là mức nhiệt nóng thứ 3 từ trước đến nay trong lịch sử nắng nóng tại địa phương này.

[Nhiệt độ toàn cầu cuối thế kỷ 20 tăng nhanh hơn 2.000 năm qua]

Ông Jorpeland cho biết tình hình nắng nóng tại phía Nam Thụy Sĩ không nghiêm trọng như phía Bắc, song việc nhiệt độ liên tục lên tới 30 độ C trong vài ngày ở nước này là điều bất thường. SMHI cảnh báo tình trạng nắng nóng sẽ gây khô hạn và thiếu nước tại 15 trong 21 nước khu vực Bắc Âu vào tháng 8 tới.

Trong khi đó, Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) ngày 27/7 cảnh báo đợt nắng nóng kỷ lục tại châu Âu đang có xu hướng di chuyển tới Bắc Cực, đe dọa đẩy nhanh tốc độ tan chảy băng đá tại đây.

Viện Khí tượng Thụy Điển (DMI) dự báo luồng khí nóng đang di chuyển hướng lên Bắc Cực, có thể đẩy nhanh tốc độ tan chảy băng trong lòng biển Bắc Cực và băng trên bề mặt trong 3 đến 5 ngày tới. Điều này cũng đồng nghĩa với việc mất đi một lượng lớn băng đá tại đây. DMI ước tính tình trạng tan băng và tuyết trong khoảng thời gian từ 1/7 đến 26/7 đã đổ ra biển 170 Gigatone nước.

Trong khi đó, cứ 100 Gigatone nước đổ ra biển sẽ khiến mực nước biển dâng 0,28mm. Hiện các nhà khoa học lo ngại lượng nước tan chảy từ các lớp băng đá tại Greenland có thể tương đương mức kỷ lục năm 2012 khi nhiệt độ Trái Đất nóng kỷ lục./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục