NATO muốn dùng hệ thống phòng không của Đức để bảo vệ hội nghị ở Litva

Bộ trưởng Quốc phòng Đức xác nhận rằng các nước NATO đề nghị sử dụng hệ thống phòng không Patriot của Đức để bảo vệ Hội nghị thượng đỉnh của liên minh này, dự kiến vào tháng Bảy tới, ở Litva.
NATO muốn dùng hệ thống phòng không của Đức để bảo vệ hội nghị ở Litva ảnh 1Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Bộ Quốc phòng Đức đang xem xét đề nghị của các đối tác thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong việc sử dụng hệ thống phòng không Patriot của Đức để bảo vệ Hội nghị thượng đỉnh của liên minh này, dự kiến diễn ra vào tháng Bảy tới, tại Litva.

Phát biểu tại Laage, bang Mecklenburg-Vorpommern, khi lần đầu tiên tới thăm Lực lượng không quân Đức, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius xác nhận rằng các nước NATO đã đưa ra một đề nghị như vậy.

Ông nói: "Liệu chúng tôi có muốn điều đó hay không và liệu chúng tôi có làm điều đó hay không là vấn đề còn phụ thuộc vào các cuộc đàm phán mà chúng tôi đang tiến hành với các đối tác của mình, tất nhiên là với NATO, và điều đó sẽ được quyết định trong hai tuần tới."

[Bộ trưởng Quốc phòng các nước NATO nhóm họp ở trụ sở tại Bỉ]

Dự kiến trong hai ngày 11-12/7 tới, tại Vilnius, NATO sẽ họp thượng đỉnh để thảo luận về lộ trình tiếp theo đã được xác định lại sau khi cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra.

Theo phóng viên TTXVN tại Bỉ, Ủy ban quân sự, cơ quan quân sự cao nhất của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), nhóm họp ngày 10/5, tại trụ sở NATO ở Brussels.

Cuộc họp quy tụ bộ trưởng quốc phòng các nước thành viên NATO và người đồng cấp Thụy Điển, dưới sự điều hành của Tướng Christopher Cavoli, Tư lệnh tối cao Lực lượng đồng minh NATO tại châu Âu (SACEUR) và Tướng Philippe Lavigne, Tư lệnh tối cao Bộ chỉ huy chuyển đổi liên minh (SACT).

Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết cần tăng cường hơn nữa "khả năng răn đe và phòng thủ của NATO." Điều này bao gồm hỗ trợ các kế hoạch phòng thủ khu vực mới, cũng như cam kết đầu tư quốc phòng đầy tham vọng và kế hoạch hành động quốc phòng mới để tăng năng lực đầu tư và sản xuất trong trước mắt cũng như lâu dài./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.