NATO tố hàng trăm lính Nga vẫn ở trong lãnh thổ Ukraine

NATO tố hàng trăm binh lính Nga vẫn ở trong lãnh thổ Ukraine

NATO "tố cáo" hàng trăm binh sĩ Nga vẫn ở bên trong lãnh thổ Ukraine cho dù Moskva đã rút "đáng kể" lực lượng sau khi Kiev và lực lượng ly khai nhất trí về một thỏa thuận ngừng bắn hồi đầu tháng 9.
NATO tố hàng trăm binh lính Nga vẫn ở trong lãnh thổ Ukraine ảnh 1Phái đoàn đại diện quân đội Nga do Trung tướng lục quân Alexander Lentsov (trái) dẫn đầu tới miền Đông Ukraine để thảo luận riêng rẽ với quân đội Ukraine và lực lượng đòi ly khai ở miền Đông. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo hãng AFP ngày 30/9, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho biết hàng trăm binh sĩ Nga vẫn ở bên trong lãnh thổ Ukraine cho dù Moskva đã rút "đáng kể" lực lượng sau khi Kiev và lực lượng ly khai ủng hộ Nga nhất trí về một thỏa thuận ngừng bắn hồi đầu tháng 9.

Phát ngôn viên NATO Jay Janzen khẳng định rằng sau đợt rút quân đó, hàng trăm lính Nga, kể cả các lực lượng đặc nhiệm, vẫn ở bên trong lãnh thổ Ukraine. Ông Janzen nói thêm rằng trong tuần qua Nga không rút thêm binh sĩ nào và vẫn triển khai khoảng 20.000 quân gần biên giới Ukraine.

Hôm 28/9, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko khẳng định "con đường" duy nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng tại các tỉnh miền Đông là đối thoại nhằm thiết lập hòa bình ở đây.

Phát biểu trong cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình 1+1 của Ukraine, ông Poroshenko nhấn mạnh mọi nỗ lực của chính phủ hiện nay chính là nhằm mục đích trên.

Theo lời ông cam kết, tại miền Đông nước này sẽ không có "khu vực xung đột đóng băng" vì chính quyền đang nỗ lực tiến hành đối thoại tìm lối thoát ra khỏi khủng hoảng.

Tổng thống Ukraine đánh giá bước đi quan trọng trên con đường giải quyết tình hình là tuyên bố ngừng bắn, trong thời gian đó hơn 1.000 binh sỹ Ukraine bị bắt giữ đã được trao trả và các cứ điểm được củng cố.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.