Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trườngViệt Nam, cho rằng: Giải quyết tranh chấp môi trường là vấn đề mới, phức tạp, bứcxúc và chưa có nhiều nghiên cứu. Các nước trên thế giới đều vấp phải vấn đề này.
Thực tế có những vụ việc rất phức tạp chưa thể giải quyết, như xử lý tranh chấpvề nguồn gen chưa có vụ kiện nào trên thế giới thành công. Đây là vấn đề đòi hỏinhiều nghiên cứu và sự đóng góp của các chuyên gia, để tiếp tục đưa Luật Tàinguyên môi trường và Luật Đa dạng sinh học vào cuộc sống.
Các đại biểu cùng điểm lại một số vụ tranh chấp điển hình về môi trường ởViệt Nam, cũng như đưa ra kinh nghiệm từ các nước; trong đó Nhật Bản là mộttrong số ít các quốc gia có Luật Tranh chấp môi trường.
Trong khi đó Việt Namchỉ có một điều trong Luật quy định về vấn đề này. Cần tham khảo Nhật Bản nhưcách thức tổ chức phải minh bạch hay phải thành lập một tổ chức, hoặc cơ quanngoài tòa án chuyên tư vấn hòa giải độc lập ở các cấp, trước hết là cấp cơ sở cócông quyền.
Trên cơ sở các nghiên cứu trong và ngoài nước, các chuyên gia cho rằng cầnphân biệt các cấp độ giữa mâu thuẫn, tranh chấp và xung đột và nên thành lập tòaán môi trường.
Trong mối quan hệ này, người dân không có tiếng nói, các đơn kiếnnghị không có hiệu quả vì vậy cần phải minh bạch thông tin để dân rõ, không đẩyhọ vào thế buộc phải thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
Chuyển nghĩa vụchứng minh hậu quả cho doanh nghiệp để đẩy vụ việc đến tòa án gây nhiều phiềnphức, nên buộc doanh nghiệp phải đứng ra chứng minh, lúc đó sẽ tăng vai trò củatrung gian hòa giải. Tranh chấp môi trường còn phải bao hàm cả đa dạng sinh họcchứ không nên bó hẹp về ô nhiễm./.