Nga cảnh cáo nguy cơ cho các công ty năng lượng phương Tây

Tổng thống Putin cảnh cáo rằng những lệnh trừng phạt mới của EU và Mỹ có thể ảnh hưởng tới chính công việc của những công ty năng lượng phương Tây ở Nga.
Nga cảnh cáo nguy cơ cho các công ty năng lượng phương Tây ảnh 1Tổng thống Putin cho rằng Nga không cần thiết đáp trả lệnh trừng phạt của Phương Tây. (Ảnh: Itar Tass)

Hãng AFP dẫn lời Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 29/4 cảnh cáo rằng những lệnh trừng phạt mới của Liên minh châu Âu và Mỹ có thể ảnh hưởng tới chính công việc của những công ty năng lượng phương Tây ở Nga, và bác bỏ việc có bất kỳ lực lượng nào của Nga đang đóng ở miền Đông Ukraine.

Tổng thống Putin cho rằng không cần thiết phải đáp trả các lệnh trừng phạt của Phương Tây song có thể xem xét việc tham gia của các công ty Phương Tây vào nền kinh tế của Nga, trong đó có các dự án năng lượng nếu các lệnh trừng phạt tiếp diễn.

Công ty dầu khí chủ chốt nhà nước Nga Rosneft đã có một loạt các thỏa thuận về sản xuất năng lượng với  nhiều công ty phương Tây, từ cỡ siêu lớn như ExxonMobil (Mỹ) tới Statoil (Na Uy) hay ENI (Italy).

Tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom do chính phủ Nga kiểm soát cũng đang hợp tác với tập đoàn liên doanh năng lượng Anh-Hà Lan Royal Dutch Shell ở ngoài khơi vùng Thái Bình Dương của Nga.

Phát biểu với các phóng viên sau cuộc gặp với các nhà lãnh đạo Belarus và Kazakhstan, ông Putin nhấn mạnh: “Chúng ta sẽ rất mong muốn không phải viện tới bất kỳ biện pháp trả đũa nào. Nhưng nếu những điều tương tự tiếp diễn, tất nhiên, chúng ta sẽ phải nghĩ về lực lượng đang làm việc trong các ngành kinh tế then chốt của Nga, trong đó có lĩnh vực năng lượng và cách thức hợp tác.”

Cùng ngày, ông Putin cũng bày tỏ hy vọng các quan sát viên quân sự của châu Âu, đang bị các phần tử ly khai ủng hộ Nga bắt giữ ở miền Đông Ukraine, sẽ sớm được trả tự do. Ông nói: “Tôi hy vọng cuộc xung đột sẽ được giải quyết và họ có thể tự do rời khỏi lãnh thổ Ukraine.”

Trong một động thái có liên quan, thủ lĩnh lực lượng ly khai đang giam giữ 7 quan sát viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) là Vyacheslav Ponomaryov cho biết các cuộc đàm phán về việc phóng thích các quan chức này đã có “tiến triển tốt” và “cuộc đối thoại là hữu ích”./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.