Nga có nên tránh lặp lại kinh nghiệm lịch sử quan hệ với nước ngoài?

Trong tất cả các cuộc thảo luận kèm với việc chuẩn bị bản báo cáo của Câu lạc bộ Valdai, câu hỏi rõ ràng nhất là liệu Nga có nên tránh lặp lại kinh nghiệm lịch sử về quan hệ với nước ngoài?
Nga có nên tránh lặp lại kinh nghiệm lịch sử quan hệ với nước ngoài? ảnh 1Một cuộc họp của Câu lạc bộ Valdai. (Nguồn: kremlin.ru_

Trang mạng moderndiplomacy.eu đưa tin, trong tất cả các cuộc thảo luận kèm với việc chuẩn bị bản báo cáo của Câu lạc bộ Valdai mang tên “Không gian không biên giới: Nga và các quốc gia láng giềng,” câu hỏi rõ ràng nhất là liệu Nga có nên tránh lặp lại kinh nghiệm lịch sử về quan hệ với nước ngoài?

Sau khi Nga ổn định biên giới phía Tây bằng chính sách đối ngoại của họ, Điện Kremlin chắc chắn phải chuyển sang các vấn đề liên quan đến sự tồn tại của khu vực lân cận. Nhiều khả năng họ sẽ buộc phải chuyển sang phương pháp truyền thống để giải quyết các vấn đề nảy sinh ở khu vực này: mở rộng nhằm đảm bảo an ninh.

Ngày nay, khu vực lân cận của Nga bao gồm cộng đồng các quốc gia độc lập vốn không thể đảm bảo an ninh và sự sống còn của chính họ nếu chỉ dựa vào lực lượng của họ. Từ Estonia ở phía Tây đến Kyrgyzstan ở phía Đông, sự tồn tại của các quốc gia này trong môi trường quốc tế cạnh tranh được đảm bảo bởi mối liên kết của họ với một trong những siêu cường hạt nhân.

Hơn nữa, những kết nối như vậy rất khó có thể bổ sung cho nhau. Những diễn biến gần đây ở Kazakhstan đã chứng minh chúng không chỉ giới hạn ở nguy cơ xâm lược từ bên ngoài; thậm chí tình hình nội bộ trong nước có thể là mối hiểm họa lớn. Sự kịch tính ở quốc gia Trung Á này càng gia tăng do sự can thiệp từ bên ngoài, từ các đối thủ địa chiến lược của Nga, cũng như các phần tử khủng bố quốc tế, nhưng sẽ là sai lầm nếu cho rằng nguyên nhân quan trọng nhất không chỉ xuất phát từ vấn đề nội bộ.

Chúng ta không thể và không nên đánh giá liệu sự sắp xếp chính trị nội bộ ở các quốc gia láng giềng là tốt hay xấu, vì bản thân chúng ta không có công thức hay ví dụ lý tưởng nào. Tuy nhiên, khi giải quyết hậu quả, người ta có lý do lo sợ rằng nhà nước của họ sẽ không thể tồn tại, hoặc sự tồn tại của họ sẽ theo các hình thức tạo ra mối nguy hiểm mà Nga không thể bỏ qua.

[Nga tiến hành tập trận phòng không chiến thuật mở đầu năm 2022] 

Những căng thẳng hiện nay trong quan hệ giữa Nga và phương Tây, nếu sử dụng phép loại suy lịch sử, trông giống như một sự tái hiện của Chiến tranh Bắc Âu. Đại chiến Bắc Âu nổ ra hồi đầu thế kỷ XVIII sau khi nước Nga của Pyotr Đại đế trỗi dậy mạnh mẽ bằng cuộc cải tổ toàn diện; phương Tây đã có tiến bộ lớn trong việc tiếp cận trung tâm lãnh thổ của mình.

Theo logic này, một chiến thắng, thậm chí chiến thắng chiến thuật, quan trọng nhất trước phương Tây chắc chắn sẽ buộc Nga phải quay sang biên giới của mình. Điều này sẽ buộc Nga phải quyết định mức độ sẵn sàng can dự vào tình hình ở các quốc gia láng giềng.

Những diễn biến ở Kazakhstan hồi đầu tháng 1/2022 cho thấy những giới hạn khách quan của khả năng xây dựng một quốc gia có chủ quyền kiểu châu Âu trong bối cảnh lịch sử, địa chính trị mới và hoàn toàn khác. Tất cả các quốc gia bao quanh Nga, từ Baltic đến Pamir, ít nhiều đều là những cuộc thử nghiệm duy nhất nảy sinh trong bối cảnh trật tự thế giới thực sự khác thường sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Vào thời điểm lịch sử đó, thế giới thực sự phát triển trong những điều kiện mà ở đó niềm tin chung chiếm ưu thế, theo đó sự thống trị tuyệt đối của một cường quốc và một nhóm đồng minh của họ đặt điều kiện cho sự tồn tại của các quốc gia vừa và nhỏ, ngay cả khi không có lý do khách quan cho điều này.

Ý tưởng về “sự kết thúc của lịch sử” thuyết phục đến mức chúng ta có thể chấp nhận nó như một yếu tố cấu trúc, mạnh mẽ đến mức nó có thể cho phép chúng ta vượt qua ngay cả những hoàn cảnh khách quan khắc nghiệt nhất. Thời kỳ Chiến tranh Lạnh đã mang lại kinh nghiệm về sự xuất hiện và phát triển của các quốc gia mới, mà cho đến gần đây vẫn là thuộc địa của châu Âu.

Ý tưởng chính trong báo cáo của Câu lạc bộ Valdai “Không gian không biên giới: Nga và các quốc gia láng giềng” là Nga cần duy trì sự độc lập của các quốc gia xung quanh và hướng mọi nỗ lực để đảm bảo rằng họ sẽ trở thành cường quốc hiệu quả. Mong muốn tồn tại này được coi là điều kiện chính cho hành vi hợp lý, nghĩa là để tạo ra một chính sách đối ngoại có tính đến các điều kiện địa chính trị và cơ cấu quyền lực ở khu vực Âu-Á.

Nga có nên tránh lặp lại kinh nghiệm lịch sử quan hệ với nước ngoài? ảnh 2 Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại Hội nghị Câu lạc bộ Valdai ở Sochi. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nói cách khác, Nga quan tâm đến kinh nghiệm đã có trong khuôn khổ của Trật tự Thế giới Tự do đang diễn ra trong các điều kiện mới, vì các mục tiêu phát triển của Nga đòi hỏi nước này tránh lặp lại chính sách kiểm soát hoàn toàn như trong quá khứ đối với các quốc gia nước láng giềng, mà họ có chung một không gian địa chính trị duy nhất.

Ý tưởng này đã dẫn tới những chỉ trích khá thuyết phục, dựa trên niềm tin rằng thế giới hiện đại không tạo điều kiện cho sự xuất hiện của những quốc gia thiếu vắng những trải nghiệm ít nhiều có sức thuyết phục. Đối với Nga, thách thức là ngay cả khi nước này có đủ khả năng về mặt kỹ thuật để đảm bảo an ninh cho lãnh thổ quốc gia, việc mở rộng “vùng xám” xung quanh đường biên giới của Nga chắc chắn sẽ làm nảy sinh những vấn đề mà chính các quốc gia láng giềng không thể giải quyết được.

Không chắc sự sụp đổ nhanh chóng của một nhà nước thân cận với Nga trong những thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử chính trị của họ có thể được coi là một sự thất bại trong quá trình phát triển, chứ không phải là một sự đổ vỡ có hệ thống của toàn bộ quỹ đạo, điều không thể tránh khỏi vì nó được hình thành trong những điều kiện hoàn toàn khác nhau.

Do đó, Nga không nên cố gắng tìm ra chiến lược xa hơn là gì; trong mọi trường hợp, hành vi cụ thể sẽ do hoàn cảnh xác định. Nhiệm vụ của chúng ta là khám phá không gian xung quanh để hiểu Nga có thể dừng lại ở đâu nếu không muốn sử dụng mô hình họ từng áp dụng trong lịch sử. Những diễn biến ở Kazakhstan hiện nay không tạo ra bất kỳ cơ sở nào để lạc quan hay hy vọng trở lại con đường phát triển theo quán tính. Các quốc gia khác có thể học theo Ukraine và Kazakhstan. Không có gì đảm bảo - và sẽ là một điều quá xa xỉ đối với Nga nếu chấp nhận một số phận như vậy.

Không có chuyện Moskva chỉ khoanh tay quan sát các diễn biến hiện nay ở khu vực ngoại vi của Nga. Đây không phải là một cuộc xâm lược giả định của các lực lượng thứ ba - không gây ra bất kỳ mối đe dọa đáng kể nào đối với Nga. Thách thức thực sự có thể là trong vài thập kỷ tới, hoặc sớm hơn, Moskva sẽ phải gánh vác trách nhiệm thậm chí còn lớn hơn, trách nhiệm mà Nga đã giũ bỏ hồi năm 1991./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.