Nga không loại trừ quan sát viên mới tham gia tiến trình Astana

Ngày 4/3, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố nước này không loại trừ khả năng các quan sát viên mới sẽ tham gia vào tiến trình Astana nhằm thảo luận về giải pháp cho cuộc xung đột ở Syria.
Nga không loại trừ quan sát viên mới tham gia tiến trình Astana ảnh 1Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 4/3, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố nước này không loại trừ khả năng các quan sát viên mới sẽ tham gia vào tiến trình Astana nhằm thảo luận về giải pháp cho cuộc xung đột ở Syria.

Phát biểu trong cuộc hội đàm với người đồng cấp Qatar Mohammed bin Abdulrahman bin Jassim Al Thani, ông Lavrov nêu rõ: "Tôi nghĩ chúng ta không cần thiết lập bất kỳ nhóm làm việc nào ở Syria.

Hiện tiến trình Astana đang được thừa nhận rộng rãi, mà ở đó đại diện chính phủ và phe đối lập có vũ trang tham gia vào đối thoại khá thành công với sự trung gian hòa giải của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran. Đã có những kết quả cụ thể.

Các đại diện của Liên hợp quốc, Jordan tham gia vào tiến trình này với tư cách quan sát viên. Mỹ tham gia sớm hơn song sau đó quyết định không tham gia các cuộc họp liên quan tại Astana. Tuy nhiên, chúng tôi không loại trừ khả năng các quan sát viên bổ sung có thể tham gia tiến trình này."

Ngoài vấn đề trên, Ngoại trưởng Lavrov cũng khẳng định Nga sẵn sàng hỗ trợ Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, từ đó hai nhà lãnh đạo này có thể nối lại đối thoại trực tiếp mà không cần điều kiện tiên quyết.

[Nhóm Bộ ba Astana và xung lực cho tiến trình hòa bình Syria]

Đề cập tới vấn đề Afghanistan, Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh, Nga và Mỹ cần hợp nhất các nỗ lực để giúp người dân Afghanistan khởi động đối thoại dân tộc nhằm giải quyết cuộc xung đột ở quốc gia Nam Á này, đồng thời khẳng định thế đối đầu không mang lại hiệu quả gì.

Trong cuộc hội đàm, Ngoại trưởng Nga cũng mời người đồng cấp Qatar tới thăm Nga.

Phát biểu tại cuộc họp báo chung sau cuộc hội đàm trên, Ngoại trưởng Qatar cho biết nước này vẫn đang cân nhắc mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga, đồng thời khẳng định vấn đề này không phải là công việc của Saudi Arabia - quốc gia láng giềng vốn phản đối kế hoạch này của Qatar.

Ông Al Thani tuyên bố: "Đã có cuộc thảo luận về việc mua các trang thiết bị khác nhau của Nga, không chỉ liên quan đến hệ thống tên lửa S-400."

Ông tuyên bố: "Đây là quyết định mang tính chủ quyền của Qatar và không phải là việc của Saudi Arabia hay các nước khác"./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.