Nga tăng cường đảm bảo an ninh cho cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng

Theo sắc lệnh được công bố trên trang thông tin chính thức của Chính phủ Nga, quyết định trên được thông qua "nhằm đảm bảo an ninh cho cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng của Liên bang Nga."
Nga tăng cường đảm bảo an ninh cho cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng ảnh 1Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev. (Nguồn: Sputnik)

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev ngày 26/12 đã ký sắc lệnh cấm mua các thiết bị lưu trữ dữ liệu nước ngoài cho các nhu cầu của nhà nước liên bang và chính quyền các thành phố trong vòng hai năm.

Theo sắc lệnh được công bố trên trang thông tin chính thức của Chính phủ Nga, quyết định trên được thông qua "nhằm đảm bảo an ninh cho cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng của Liên bang Nga."

Sắc lệnh này sẽ có hiệu lực ngay từ ngày 26/12/2019.

Đây là một trong những biện pháp giúp tăng cường tính bảo mật cho các hệ thống điện tử nhà nước và hỗ trợ các nhà sản xuất phần cứng và phần mềm của Nga.

[Cơ quan an ninh Nga phá vỡ 50 âm mưu khủng bố trong năm 2019]

Hồi tháng 5 vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã ký ban hành một đạo luật nhằm cung cấp hoạt động ổn định cho hệ thống đường truyền Internet quốc gia trong trường hợp Moskva bị ngắt kết nối khỏi mạng lưới toàn cầu.

Các biện pháp bao gồm cài đặt một hệ thống quốc gia để định tuyến lưu lượng truy cập Internet thông qua các máy chủ trong nước, đồng thời ngăn chặn các mối đe dọa từ bên ngoài đối với hệ thống internet của Nga.

Tiếp đó, Thủ tướng Medvedev ngày 16/11 cũng đã ký một lệnh cấm mua phần mềm nước ngoài để sử dụng trong các cơ quan nhà nước và chính quyền thành phố.

Gần đây nhất, vào ngày 2/12, Tổng thống Putin đã ký ban hành một đạo luật khác, trong đó yêu cầu tất cả các điện thoại thông minh, máy tính và TV thông minh bán ở thị trường nước này phải cài đặt trước phần mềm của Nga kể từ tháng 7/2020./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.