Nga: Việc Mỹ ngừng tham gia Hiệp ước INF không phải là tối hậu thư

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho hay Moskva không cho rằng tuyên bố của Washington ngừng tham gia Hiệp ước INF là một tối hậu thư, song Nga xem xét vấn đề này từ quan điểm thực tiễn.
Nga: Việc Mỹ ngừng tham gia Hiệp ước INF không phải là tối hậu thư ảnh 1Một loại tên lửa của quân đội Mỹ. (Nguồn: The Moscow Times/TTXVN)

Theo TASS, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov ngày 18/12 cho rằng Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) không thể bị đình chỉ, trong bối cảnh Mỹ có ý định làm như vậy, nhưng có thể bị vi phạm một cách công khai thông qua việc sản xuất và phát triển các hệ thông tên lửa bị cấm.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn nhật báo Kommersant, ông Ryabkov cho hay Moskva không cho rằng tuyên bố của Washington ngừng tham gia Hiệp ước INF là một tối hậu thư, song Nga xem xét vấn đề này từ quan điểm thực tiễn.

[INF - Một hiệp ước hạt nhân không thể gượng ép]

Trong bối cảnh này, tuyên bố của phía Mỹ hôm 4/12 là trong trường hợp Nga không chấm dứt việc vi phạm hiệp ước này thì Mỹ sẽ đình chỉ các cam kết của họ trong 60 ngày và sẽ bắt đầu thời hạn 6 tháng cho đến khi việc Washington rút khỏi hiệp ước không mang lại điều gì mới trong tình hình hiện nay - kể cả từ quan điểm luật pháp quốc tế cũng như xét về các hậu quả quân sự-chính trị.

Ông Ryabkov lưu ý mặc dù Mỹ cam kết không triển khai các hệ thống tên lửa bị cấm trong thời gian 60 ngày này, nhưng công tác nghiên cứu loại vũ khí này vẫn đang diễn ra.

Ngoài ra, trong khuôn khổ việc thiết lập một hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu, việc triển khai các bộ phận của các hệ thống tên lửa bị cấm trong Hiệp ước INF vẫn đang tiếp diễn ở châu Âu. Theo ông, hiệp ước này sẽ vẫn có hiệu lực kể cả sau khi hết thời hạn 60 ngày do Mỹ đề ra và vẫn mang tính ràng buộc đối với tất cả các bên./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.