Trước tình trạng nghêu chết hàng loạt tại một số địa phương đồng bằng sông CửuLong như Tiền Giang, Bến Tre, Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu Nuôitrồng thủy sản I, Viện Hải dương học Nha Trang và Cục Thú y đã phối hợp với cácđịa phương điều tra, nguyên nhân được xác định là do nắng nóng, môi trường khắcnghiệt cộng với việc người dân ham lợi nhuận thả nuôi mật độ cao.
Theo báo cáo đánh giá của các đơn vị điều tra nghiên cứu, thời tiết nắng nónggay gắt làm độ mặn tăng cao (>32‰), vào buổi trưa, nhiệt độ không khí là 34độ C vànhiệt độ bãi nuôi lên đến 40 độ C.
Bên cạnh đó, người dân ham lợi nhuận thả nuôimật độ quá cao (trên 400 con/m2) khiến nghêu nuôi phải cạnh tranh thức ăn, thiếuoxy, khi gặp môi trường bất lợi là chết.
Nghêu chết có kích thước lớn từ30-90con/kg và có tới 95% nghêu chết đang tham gia sinh sản, khả năng chịu đựngmôi trường khắc nghiệt kém.
Ngoài ra, môi trường sống của nghêu còn bị ảnh hưởngbởi nguồn nước thải thành phố và nước thải công nghiệp.
Các nhà chuyên môn khuyến cáo người dân tuyệt đối không nên thả giống nghêu vàothời điểm thời tiết không thuận lợi từ tháng Giêng đến tháng Ba âm lịch. Mật độ thảtừ 180-200 con/m2 với cỡ giống nuôi từ 400-600 con/kg.
Đối với nghêu đạt cỡ thuhoạch cần khẩn trương thu hoạch tránh thiệt hại và nên thu hoạch trước thángGiênghàng năm.
Đối với nghêu chưa đạt cỡ thu hoạch thì chủ động san thưa không để mậtđộ nuôi quá dày.
Trong trường hợp phát hiện nghêu chết, lập tức thu gom nghêuchết và nghêu sắp chết trên bãi để tránh lây lan sang các cá thể nghêu còn sống.Bên cạnh đó, cần có biện pháp khai thông các vùng nước đọng để tránh hiện tượngđọng nước cục bộ, sẽ gây tăng cao nhiệt độ buổi trưa làm nghêu chết. Các ngànhtại địa phương thường xuyên theo dõi, kiểm tra các yếu tố môi trường nước nhưnhiệt độ, độ mặn ở các bãi nghêu để khuyến cáo, cảnh báo cho bà con.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông tỉnh Tiền Giang, tổngdiện tích nuôi nghêu hiện là 1.180ha. Từ cuối năm 2012, nghêu đã có dấu hiệusinh trưởng chậm (ốm, chậm tăng trọng).
Tình trạng nghêu nuôi chết xảy ra từ đầutháng 2/2013 ở xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông và có hiện tượng chết rải ráctại các khu vực khác.
Tính đến giữa tháng Ba, đã có trên 854ha nghêu bị thiệthại (chiếm 72% diện tích thả nuôi của tỉnh), tương đương giá trị 237 tỷ đồng.
Tại Bến Tre, tổng diện tích nuôi trồng là 3.600ha, có hiện tượng nghêu chết từđầu tháng 3. Khác với Tiền Giang, nghêu chết xuất hiện ở vùng cao triều lên tới60%, vùng trung triều chết với tỷ lệ 20%./.
Theo báo cáo đánh giá của các đơn vị điều tra nghiên cứu, thời tiết nắng nónggay gắt làm độ mặn tăng cao (>32‰), vào buổi trưa, nhiệt độ không khí là 34độ C vànhiệt độ bãi nuôi lên đến 40 độ C.
Bên cạnh đó, người dân ham lợi nhuận thả nuôimật độ quá cao (trên 400 con/m2) khiến nghêu nuôi phải cạnh tranh thức ăn, thiếuoxy, khi gặp môi trường bất lợi là chết.
Nghêu chết có kích thước lớn từ30-90con/kg và có tới 95% nghêu chết đang tham gia sinh sản, khả năng chịu đựngmôi trường khắc nghiệt kém.
Ngoài ra, môi trường sống của nghêu còn bị ảnh hưởngbởi nguồn nước thải thành phố và nước thải công nghiệp.
Các nhà chuyên môn khuyến cáo người dân tuyệt đối không nên thả giống nghêu vàothời điểm thời tiết không thuận lợi từ tháng Giêng đến tháng Ba âm lịch. Mật độ thảtừ 180-200 con/m2 với cỡ giống nuôi từ 400-600 con/kg.
Đối với nghêu đạt cỡ thuhoạch cần khẩn trương thu hoạch tránh thiệt hại và nên thu hoạch trước thángGiênghàng năm.
Đối với nghêu chưa đạt cỡ thu hoạch thì chủ động san thưa không để mậtđộ nuôi quá dày.
Trong trường hợp phát hiện nghêu chết, lập tức thu gom nghêuchết và nghêu sắp chết trên bãi để tránh lây lan sang các cá thể nghêu còn sống.Bên cạnh đó, cần có biện pháp khai thông các vùng nước đọng để tránh hiện tượngđọng nước cục bộ, sẽ gây tăng cao nhiệt độ buổi trưa làm nghêu chết. Các ngànhtại địa phương thường xuyên theo dõi, kiểm tra các yếu tố môi trường nước nhưnhiệt độ, độ mặn ở các bãi nghêu để khuyến cáo, cảnh báo cho bà con.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông tỉnh Tiền Giang, tổngdiện tích nuôi nghêu hiện là 1.180ha. Từ cuối năm 2012, nghêu đã có dấu hiệusinh trưởng chậm (ốm, chậm tăng trọng).
Tình trạng nghêu nuôi chết xảy ra từ đầutháng 2/2013 ở xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông và có hiện tượng chết rải ráctại các khu vực khác.
Tính đến giữa tháng Ba, đã có trên 854ha nghêu bị thiệthại (chiếm 72% diện tích thả nuôi của tỉnh), tương đương giá trị 237 tỷ đồng.
Tại Bến Tre, tổng diện tích nuôi trồng là 3.600ha, có hiện tượng nghêu chết từđầu tháng 3. Khác với Tiền Giang, nghêu chết xuất hiện ở vùng cao triều lên tới60%, vùng trung triều chết với tỷ lệ 20%./.
Bích Hồng (TTXVN)