Người Anh đánh giá tích cực nhất châu Âu về lợi ích từ nhập cư

Khảo sát do YouGov-Cambridge Globalism thực hiện cho thấy 28% người Anh được hỏi tin rằng những lợi ích mà nhập cư đem lại lớn hơn những chi phí xã hội chi ra cho người nhập cư.
Người Anh đánh giá tích cực nhất châu Âu về lợi ích từ nhập cư ảnh 1Người nhập cư ở biên giới Croatia-Hungary hồi cuối năm 2015. (Nguồn: Die Welt)

Theo kết quả khảo sát do YouGov-Cambridge Globalism thực hiện vừa được công bố, người Anh có cách nhìn tích cực nhất trong số các nước lớn tại châu Âu đối với việc đánh giá những lợi ích mà nhập cư đem lại.

Khảo sát cũng cho thấy gần một nửa số người Anh (48%) được hỏi đã nghĩ về người nhập cư một cách tích cực hoặc trung lập.

Khảo sát do YouGov-Cambridge Globalism thực hiện cho thấy 28% người Anh được hỏi tin rằng những lợi ích mà nhập cư đem lại lớn hơn những chi phí xã hội chi ra cho người nhập cư, so với 24% người Đức, 21% người Pháp và 19% người Đan Mạch có cùng câu trả lời.

Ngoài ra, 20% người Anh cho rằng những lợi ích và chi phí nhập cư mang lại cho xã hội là ngang bằng nhau, trong khi 16% người Anh khác trả lời họ không chắc về vấn đề này.

[Pháp đề xuất giải pháp cho vấn đề người tị nạn tại châu Âu]

37% người Anh được hỏi tin rằng chi phí xã hội cho người nhập cư nhiều hơn so với những lợi ích mà những người này mang lại cho nền kinh tế, trong khi đó cùng với cách nhìn nhận này là 50% số người Italy được hỏi, 42% người Pháp và 40% người Đức.

Kết quả của nghiên cứu đưa ra trái ngược với giả định cho rằng người Anh có cái nhìn "khó chịu" đối với vấn đề nhập cư hơn các nước châu Âu láng giềng của mình. Người Anh được cho là có quan điểm rắn, và ít cảm thông đối với cuộc khủng hoảng nhập cư tại châu Âu năm 2015, trong khi đó nhiều người cũng cho rằng chính vấn đề nhập cư là động lực chính dẫn đến cuộc trưng cầu dân ý Anh rời Liên minh châu Âu (EU) năm 2016. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết người Anh đã có thái độ mềm mỏng hơn đối với vấn đề nhập cư kể từ sau cuộc bỏ phiếu Brexit, chỉ việc Anh rời EU.

Khảo sát cũng cho thấy người Anh ủng hộ lao động nhập cư gồm cả lao động tay nghề cao cũng như lao động giản đơn nếu những người này nhận được thư mời làm việc trước khi họ đến Anh.

41% người Anh được hỏi cho biết những lao động phổ thông đơn giản có thư mời làm việc tại Anh luôn được hoan nghênh vì những lao động này là thực sự nước Anh cần có họ, tương tự 80% số người được hỏi nhất trí cho rằng những lao động tay nghề cao nước ngoài đến Anh làm việc là có lợi cho kinh tế Anh, trong khi đó con số này ở Pháp chỉ là 56%.

Người Anh không có thiện cảm với những người xin tị nạn tại Anh, chỉ có 29% số người được hỏi cho rằng những người tị nạn chính trị là tốt cho đất nước, trong khi đó 44% người Pháp lại có thái độ tích cực ủng hộ nhận người tị nạn.

Trong số các nước tiến hành khảo sát, Anh là nước có tỷ lệ ủng hộ thấp nhất đối với quan điểm cho rằng người nhập cư đến Anh theo diện đoàn tụ gia đình là tốt cho đất nước, chiếm có 22% số người được hỏi, trong khi đó nước ủng hộ vấn đề này cao nhất là Ba Lan với 56%./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ông Khamkhan Chanthavisouk, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Bí thư, Tỉnh trưởng tỉnh Luang Prabang (đứng thứ 4 từ bên phải) chụp ảnh lưu niệm cùng Đoàn đại biểu Ban tổ chức Giải Viettel Marathon chặng Lào.

Luang Prabang sẵn sàng cho giải chạy Viettel Marathon 2024

Lần đầu tiên Luang Prabang tổ chức một giải chạy đường bằng có cự ly 42,195km, nên ngoài thách thức thì đây cũng là điểm nhấn để giải chạy trở thành sự kiện quảng bá đến bạn bè quốc tế.