Người dân châu Âu ''mệt mỏi'' trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19

Theo WHO, trong hơn 8 tháng qua, người dân châu Âu đã phải hy sinh quá nhiều cho nỗ lực kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh COVID-19 nên người dân cảm thấy chán nản và mệt mỏi.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện St Thomas ở phía Bắc London, Anh ngày 1/4/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện St Thomas ở phía Bắc London, Anh ngày 1/4/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 6/10, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực châu Âu, Tiến sỹ Hans Kluge đã kêu gọi Lục địa già" hành động để chống lại tình trạng "chán nản, mệt mỏi," được cảnh báo đang làm giảm nỗ lực của châu Âu trong cuộc chiến chống đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Ông Kluge kêu gọi giới chức châu Âu lắng nghe công chúng và hợp tác với cộng đồng tìm ra những giải pháp "mới và sáng tạo" để khống chế dịch bệnh, vốn đang bùng phát trở lại tại lục địa này.

Theo Tiến sỹ Kluge, mặc dù "sự chán nản, mệt mỏi" được thống kê bằng nhiều hình thức khác nhau cũng như mức độ khác nhau ở mỗi quốc gia, song ước tính có đến hơn 60% người dân bị tác động từ sự mệt mỏi này.

[Đức bắt buộc tất cả nghị sỹ đeo khẩu trang tại tòa nhà Quốc hội]

Dựa trên dữ liệu khảo sát tổng hợp từ các nước trong khu vực, ông Kluge nhận định trong hơn 8 tháng qua, người dân châu Âu đã phải hy sinh quá nhiều cho nỗ lực kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh COVID-19.

Trong hoàn cảnh ấy, theo một cách tự nhiên, con người sẽ dễ dàng cảm thấy chán nản và mệt mỏi.

Ông Kluge lấy ví dụ một địa phương ở Anh đã tham vấn các cộng đồng người dân để đánh giá cảm xúc của họ và một thành phố ở Đan Mạch cũng đã để cho sinh viên tham gia vào quá trình đưa ra những quy định hạn chế tiếp xúc, giúp họ có cơ sở để có thể trở lại học ở trường.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã sử dụng các cuộc thăm dò trên mạng xã hội để tìm hiểu tâm lý công chúng, trong khi Chính phủ Đức đã tham khảo ý kiến của các triết gia, sử học, thần học và các nhà nghiên cứu khoa học xã hội và hành vi./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.