Do nguồn nước đã bị nhiễm mặn nên các gia đình ở huyện An Biên, Kiên Giang phải mua nước sạch để phục vụ nhu cầu sinh hoạt. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN) Nước ngọt sinh hoạt được vận chuyển bằng ghe thuyền đến bán cho các hộ dân vùng xâm nhập mặn. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN) Gia đình bác Trần Thị Thu, ấp Bảy Biển, xã Nam Thái A, huyện An Biên, Kiên Giang đang rửa phèn bám lại trong chiếc lu mà gia đình bác lọc nước dùng để sinh hoạt từ nguồn nước ngầm. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN) Chị Nguyễn Diệu Hiền, ấp Bảy Biển, xã Nam Thái A, huyện An Biên, Kiên Giang phải chắt chiu nước khi tắm cho con nhỏ bằng cách cho nước vào chiếc cóng rồi nhúng khăn ướt để tắm. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN) Người dân xã Nam Thái A, huyện An Biên, Kiên Giang ngày ngày phải chắt chiu sử dụng nước ngọt sinh hoạt mua với giá từ 40.000 đến 60.000 đồng một lu nước, tương đương với một mét khối nước. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN) Những chiếc máy bơm nước từ giếng khoan từ lâu đã bị lãng quên, trở nên thừa thãi và hoen gỉ, để cây leo phủ kín. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN) Người dân xã Nam Thái A, huyện An Biên, Kiên Giang kiểm tra độ nhiễm mặn của nước từ con kênh chạy qua trước nhà. Những con kênh này giờ có độ nhiễm mặn rất cao. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN) Với những em bé ở ấp Bảy Biển, xã Nam Thái A (huyện An Biên), việc được mẹ mở nước ngọt để rửa mặt khi vừa đi học về giờ là cả một niềm vui bất tận. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Người dân vùng hạn mặn trong "cơn khát" nước ngọt chưa từng có
Trong khi từng ngày ngậm ngùi chứng kiến những cánh đồng lúa chết khô, người dân Đồng bằng sông Cửu Long còn đang phải trải qua "cơn khát" nước sinh hoạt chưa từng có.
18/03/2016 10:09