Ông Lê Thành Tâm, Giám đốc Sở Lao động-Thươngbinh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết dù đã có những chuyển biến tích cực song hiện vẫn còn nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc và Đài Loan chưa thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật lao động, gây khôngít thiệt thòi đối với lao động Việt Nam.
Nhận định trên được đưa ra tại cuộc họp về thực hiện pháp luật laođộng tại các doanh nghiệp Hàn Quốc và Đài Loan trên địa bàn Thành phố Hồ ChíMinh, ngày 12/5.
Theo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Thành phố, trong khoảng 1.200doanh nghiệp Hàn Quốc và Đài Loan hoạt động tại các khu công nghiệp, khu chếxuất, mới có 30% doanh nghiệp tham gia ký kết thỏa ước lao động tập thể,thậm chí nhiều doanh nghiệp đăng ký một cách hình thức, sao chép từ Bộ luật laođộng nhằm đối phó với cơ quan quản lý lao động.
Việc xây dựng nội quy lao động chỉ mang tính đối phó, không rõ ràng, khôngtrả lương làm thêm giờ, đình chỉ, sa thải công việc không đúng pháp luật. Chínhsách tiền lương thiếu minh bạch, xây dựng hệ thống thang bảng lương không căn cứvào sức lao động thực của công nhân, chi trả tiền lương cho người lao động chỉ“nhỉnh” hơn tiền lương tối thiểu mà Chính phủ quy định.
Mức lương thấp như hiện nay mà giới chủ Hàn Quốc và Đài Loan chi trả đãbuộc lao động người Việt Nam chấp nhận cảnh tăng ca liên miên để có thêm thunhập, trong khi chất lượng bữa ăn, vệ sinh an toàn lao động, phúc lợi nhà ở, ytế... lại không đảm bảo, không được cải thiện nhiều. Tính đến nay, doanh nghiệpHàn Quốc và Đài Loan nợ bảo hiểm xã hội trên ba tháng lên đến 60 tỷ đồng.
Các doanh nghiệp Hàn Quốc và Đài Loan hiện chiếm gần 40% tổng số doanhnghiệp vốn FDI tại Thành phố Hồ Chí Minh, sử dụng 168.000 lao động người Việt.
Trong bốn tháng đầu năm, trên địa bàn xảy ra một số vụ nghỉ việc tập thể liên quan đến doanh nghiệp Hàn Quốc và Đài Loan.
Tranh chấp lao động diễn ra chủ yếu ở các ngành may mặc, da giày do chủdoanh nghiệp chậm trả tiền lương, thưởng chậm tăng lương, chất lượng bữaăn kém, không tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động./.
Nhận định trên được đưa ra tại cuộc họp về thực hiện pháp luật laođộng tại các doanh nghiệp Hàn Quốc và Đài Loan trên địa bàn Thành phố Hồ ChíMinh, ngày 12/5.
Theo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Thành phố, trong khoảng 1.200doanh nghiệp Hàn Quốc và Đài Loan hoạt động tại các khu công nghiệp, khu chếxuất, mới có 30% doanh nghiệp tham gia ký kết thỏa ước lao động tập thể,thậm chí nhiều doanh nghiệp đăng ký một cách hình thức, sao chép từ Bộ luật laođộng nhằm đối phó với cơ quan quản lý lao động.
Việc xây dựng nội quy lao động chỉ mang tính đối phó, không rõ ràng, khôngtrả lương làm thêm giờ, đình chỉ, sa thải công việc không đúng pháp luật. Chínhsách tiền lương thiếu minh bạch, xây dựng hệ thống thang bảng lương không căn cứvào sức lao động thực của công nhân, chi trả tiền lương cho người lao động chỉ“nhỉnh” hơn tiền lương tối thiểu mà Chính phủ quy định.
Mức lương thấp như hiện nay mà giới chủ Hàn Quốc và Đài Loan chi trả đãbuộc lao động người Việt Nam chấp nhận cảnh tăng ca liên miên để có thêm thunhập, trong khi chất lượng bữa ăn, vệ sinh an toàn lao động, phúc lợi nhà ở, ytế... lại không đảm bảo, không được cải thiện nhiều. Tính đến nay, doanh nghiệpHàn Quốc và Đài Loan nợ bảo hiểm xã hội trên ba tháng lên đến 60 tỷ đồng.
Các doanh nghiệp Hàn Quốc và Đài Loan hiện chiếm gần 40% tổng số doanhnghiệp vốn FDI tại Thành phố Hồ Chí Minh, sử dụng 168.000 lao động người Việt.
Trong bốn tháng đầu năm, trên địa bàn xảy ra một số vụ nghỉ việc tập thể liên quan đến doanh nghiệp Hàn Quốc và Đài Loan.
Tranh chấp lao động diễn ra chủ yếu ở các ngành may mặc, da giày do chủdoanh nghiệp chậm trả tiền lương, thưởng chậm tăng lương, chất lượng bữaăn kém, không tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động./.
Trần Xuân Tình (Vietnam+)