Những động thái mới nhất trên bán đảo Triều Tiên

Triều Tiên khẳng định sức mạnh răn đe hạt nhân hiệu quả của mình với tuyên bố của lãnh đạo Kim Jong-un rằng kho vũ khí hạt nhân của đất nước ông có thể đảm bảo an toàn cho Triều Tiên.
Những động thái mới nhất trên bán đảo Triều Tiên ảnh 1Vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-14 của Triều Tiên tại một địa điểm bí mật năm 2017. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Theo trang mạng forbes.com/cnn.com, trong khi Hàn Quốc được cho là đang lên kế hoạch đặt hàng 20 máy bay tiêm kích tàng hình F-35B, một tín hiệu mạnh mẽ cho thấy Hải quân Hàn Quốc đang tiến tới phát triển một tàu khu trục hạng nhẹ, thì phía Triều Tiên cũng vừa lên tiếng khẳng định sức mạnh răn đe hạt nhân hiệu quả của mình với tuyên bố của lãnh đạo Kim Jong-un rằng kho vũ khí hạt nhân của đất nước ông có thể đảm bảo an toàn cho Triều Tiên.

Hàn Quốc tiến tới phát triển tàu sân bay

Theo lập luận trên trang forbes.com, tàu sân bay có vẻ như là một sự đầu tư kỳ quặc, thậm chí là thiếu khôn ngoan với một đất nước mà mối đe dọa chính - thực tế là một mối đe dọa hiện hữu - là một lực lượng lục quân khổng lồ chỉ cách thủ đô của họ có 30 dặm.

Tuy nhiên, giới chuyên gia đã chỉ ra những công dụng hữu ích của một tàu sân bay trong quá trình phô diễn sức mạnh dài hạn trong trường hợp Hàn Quốc lựa chọn đẩy lùi sự bành trướng của Trung Quốc và sự đánh cắp bất hợp pháp ở Biển Hoàng Hải.

Ngoài ra, một tàu khu trục còn có thể đóng góp cho sứ mệnh chính của quân đội Hàn Quốc là đánh bật một sự xâm lược từ Triều Tiên.

Trên thực tế, ưu tiên hàng đầu trong sự tồn tại của các lực lượng vũ trang của Hàn Quốc chính là làm chậm lại, tiếp đó là đẩy lùi một đội pháo binh của Triều Tiên, với sự hỗ trợ ban đầu của Đơn vị Bộ binh thứ hai của quân đội Mỹ và sức mạnh không quân của Mỹ tại Hàn Quốc và Nhật Bản.

Không phải tự nhiên mà Seoul lâu nay luôn dành phần lớn nguồn lực quân sự cho các năng lực trên bộ và hỗ trợ trên không. Tuy nhiên, hải quân và các lượng hàng hải cũng rất quan trọng trong chiến lược của Seoul.

[Nhà lãnh đạo Triều Tiên nhấn mạnh tầm quan trọng của răn đe hạt nhân]

Cần nhớ rằng trong những ngày đen tối nhất của cuộc Chiến tranh Triều Tiên vì các lực lượng đồng minh vào cuối năm 1950, hai đơn vị của Hải quân Mỹ đã cập cảng Inchon ở bờ biển phía Tây Hàn Quốc nhằm mở một mặt trận thứ hai chống lại quân đội Triều Tiên.

Tàu lưỡng cư Inchon lần đầu tiên hoạt động vào năm 1950, và nó có thể sẽ hoạt động trở lại trong những năm 2020 hoặc sau đó. Vì lý do này mà Mỹ và Hàn Quốc vẫn duy trì sức mạnh của các lực lượng tàu lưỡng cư ở trên và xung quanh Bán đảo Triều Tiên.

Bình Nhưỡng tự tin về kho vũ khí hạt nhân

Về phía Bình Nhưỡng, truyền thông nhà nước Triều Tiên dẫn lời lãnh đạo Kim Jong-un cho biết ông tin là nước ông sẽ không cần phải lao vào các cuộc chiến tranh vì kho vũ khí hạt nhân của đất nước đảm bảo được sự an toàn cho dân chúng.

Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) trích phát biểu ngày 27/7 của ông: “Với sức mạnh răn đe phòng thủ hạt nhân hiệu quả và đáng tin cậy của chúng ta, sẽ không còn chiến tranh trên trái đất này, và sự an toàn cũng như tương lai của đất nước sẽ được đảm bảo mãi mãi.”

Phát biểu trước một nhóm cựu chiến binh nhân dịp kỷ niệm 67 năm lệnh ngừng bắn chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên, đúng ngày 27/7, ông Kim Jong-un cho biết các vũ khí hạt nhân cho phép Triều Tiên tự bảo vệ bản thân “trước mọi sức ép và các mối đe dọa quân sự lớn của các lực lượng đế quốc và thù địch.”

Bài báo đăng trên trang cnn.com nhận định rằng dù lý do Triều Tiên theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo là gì thì những tuyên bố của Kim ngày 27/7 cũng là một lời nhắc nhở quan trọng về mức độ khó khăn của việc đạt được một thỏa thuận chứng kiến Bình Nhưỡng từ bỏ một chương trình mà họ coi là thiết yếu đối với sự sống còn của mình.

Sau những thất bại của các hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un, mặc dù Triều Tiên đã ra hiệu rằng họ sẵn sàng tham gia một cuộc họp thượng đỉnh khác, những triển vọng của một sự kiện như vậy dường như rất mơ hồ.

Kim Yo-jong, em gái của Kim Jong-un và khả năng sẽ là nhân vật quyền lực số hai của đất nước, hồi đầu tháng này đã nói rằng Mỹ cần thông qua một chiến lược đàm phán mới nếu Triều Tiên chấp nhận một cuộc gặp thượng đỉnh giữa Trump và Kim Jong-un trong tương lai.

Bà cũng bày tỏ tin tưởng rằng những tham số của các cuộc đàm phán giữa hai quốc gia cần phải phải thay đổi trọng tâm vào việc “dỡ bỏ sự thù địch (của Mỹ)” đối với Triều Tiên thay vì tập trung vào việc phi hạt nhân hóa của Triều Tiên để đổi lại sự dỡ bỏ trừng phạt của Mỹ, về cơ bản là đang “nâng giá” cho các cuộc đối thoại trong tương lai giữa Washington và Bình Nhưỡng.

Triều Tiên nhiều năm qua đã cáo buộc Mỹ sử dụng cái gọi là một “chính sách thù địch” chống lại chế độ Kim, chỉ trích việc Washington liên kết với Hàn Quốc, cam kết bảo vệ Hàn Quốc dưới “cái ô hạt nhân” Mỹ và các cuộc triển khai lực lượng của Mỹ ở Đông Á.

Kim Jong-un phát biểu: “Chúng tôi muốn làm rõ rằng chúng tôi không có ý nói là việc phi hạt nhân hóa là không khả thi. Chúng tôi chỉ muốn nói là nó không khả thi vào thời điểm này. Tôi muốn nhắc nhở Mỹ rằng phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên chỉ có thể được thực hiện khi có những thay đổi đáng kể ở phía các bạn”./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Tàu ngầm INS Arihant. (Nguồn: Hindustan Times)

Ấn Độ hạ thủy tàu ngầm hạt nhân thứ tư

Tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) thứ tư của Ấn Độ, được gọi là S4*, đã được hạ thủy tại Trung tâm Đóng tàu ở Visakhapatnam vào hôm 16/10.