Nhưng nhân tố thúc đẩy sự phát triển công nghệ ở châu Á

Theo trang project-syndicate.or, sự nổi lên nhanh chóng của châu Á với tư cách là nhà lãnh đạo công nghệ toàn cầu trong thập kỷ qua là minh chứng cho sức mạnh của sự hợp tác.
Các kỹ thuật viên kiểm tra robot khử trùng thế hệ đầu tiên tại công ty công nghệ Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc ngày 11/2/2020. (Ảnh: THX/TTXVN)
Các kỹ thuật viên kiểm tra robot khử trùng thế hệ đầu tiên tại công ty công nghệ Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc ngày 11/2/2020. (Ảnh: THX/TTXVN)

Theo trang project-syndicate.or, sự nổi lên nhanh chóng của châu Á với tư cách là nhà lãnh đạo công nghệ toàn cầu trong thập kỷ qua là minh chứng cho sức mạnh của sự hợp tác.

Tuy nhiên, phần lớn thế giới hiện đang chuyển sang làn sóng chủ nghĩa biệt lập và chủ nghĩa bảo hộ - một xu hướng sẽ làm suy yếu tiềm năng trong nhiều lĩnh vực mũi nhọn.

Châu Á là một lực lượng công nghệ cần được tính đến. Theo nghiên cứu mới của Viện toàn cầu McKinsey (MGI), trong thập kỷ qua, khu vực này đã chiếm 52% mức tăng trưởng toàn cầu về doanh thu của các công ty công nghệ, 43% quỹ tài trợ cho các công ty khởi nghiệp, 51% chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển và 87% bằng sáng chế được cấp.

Làm thế nào mà châu Á đạt đến trình độ này và thành công của châu Á mang lại những bài học gì cho phần còn lại của thế giới?

Tất nhiên, châu Á không phải là một khối và khoảng cách công nghệ trong khu vực vẫn còn đáng kể. Ví dụ, Ấn Độ có ít công ty công nghệ lớn hơn so với các nền kinh tế lớn khác. Tuy nhiên, 4 trong số 10 công ty công nghệ hàng đầu thế giới tính theo vốn hóa thị trường là của châu Á.

Trung Quốc, quê hương của 26% “kỳ lân công nghệ” (các công ty khởi nghiệp công nghệ trị giá trên 1 tỷ USD) trên thế giới, dẫn đầu về tinh thần kinh doanh công nghệ ở châu Á mặc dù vẫn phụ thuộc vào đầu vào của nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ cốt lõi.

[Kinh tế số sẽ giúp tăng cường kết nối Ấn Độ-ASEAN-châu Đại Dương]

Ngược lại, các nền kinh tế châu Á tiên tiến như Nhật Bản và Hàn Quốc có các công ty công nghệ lớn và một nền tảng tri thức lớn nhưng tương đối ít kỳ lân công nghệ.

Các nền kinh tế mới nổi ở châu Á vẫn đầu tư tương đối ít vào đổi mới nhưng họ cung cấp các thị trường đang phát triển cho hàng hóa và dịch vụ do các tập đoàn công nghệ hàng đầu của châu Á sản xuất.

Trong bối cảnh đó, các quốc gia châu Á đã phải tích cực hợp tác để khắc phục tình trạng chia ra từng mảnh và thu hẹp khoảng cách công nghệ. Và họ đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong những năm gần đây.

Đáng chú ý, họ đã đầu tư rất nhiều vào các công ty khởi nghiệp công nghệ trong khu vực - khoảng 70% trong số đó đến từ châu Á - và các chuỗi cung ứng công nghệ mạnh mẽ trong khu vực.

Mặc dù các chuỗi cung ứng công nghệ ở châu Á tiếp tục được cải tiến khi chúng phát triển, những thay đổi đã diễn ra rộng khắp trong khu vực. (Ví dụ: các nền kinh tế phát triển trong khu vực và Trung Quốc đã mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất của các nền kinh tế mới nổi). Điều này đã giúp ích rất nhiều trong việc hỗ trợ khả năng phục hồi tương đối của châu Á trong cuộc khủng hoảng COVID-19.

Nhưng nhân tố thúc đẩy sự phát triển công nghệ ở châu Á ảnh 1Mẫu robot bàn tennis FORPHEUS do Hãng điện tử Omron sáng chế được giới thiệu tại triển lãm công nghệ tiên tiến (CEATEC) ở Chiba, ngoại ô Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vừa được ký có thể thúc đẩy các liên kết nội vùng chặt chẽ hơn nữa.

Sự hợp tác giữa các quốc gia chỉ là một phần của phương trình. Các chính phủ ở châu Á cũng đã làm việc với các công ty công nghệ địa phương để thúc đẩy các mục tiêu trong các lĩnh vực như năng lượng tái tạo và trí tuệ nhân tạo.

Trong thời kỳ đại dịch, những mối quan hệ đối tác như vậy là rất cần thiết cho chiến lược truy vết và theo dõi những người tiếp xúc với các ca nhiễm COVID-19 ở Hàn Quốc và các chương trình mã QR y tế quốc gia ở Trung Quốc và Singapore.

Châu Á cũng đang phát triển các mô hình hợp tác mới giữa các hệ sinh thái kỹ thuật số để giúp các doanh nghiệp và xã hội chia sẻ tài nguyên và thông tin hiệu quả hơn.

Quả thực, các nền kinh tế châu Á có thể gặp khó khăn trong việc bắt kịp và cạnh tranh trong một số lĩnh vực công nghệ lâu đời - chẳng hạn như thiết kế bán dẫn hoặc phần mềm hệ điều hành - nơi những lĩnh vực khác đang thống trị thị trường.

Nhưng không thể phủ nhận sự tiến bộ vượt bậc của châu Á trong công nghệ mới, lĩnh vực thường được tạo điều kiện thuận lợi bởi những thế mạnh hiện có về sản xuất và cơ sở hạ tầng.

Ví dụ: hơn 90% điện thoại thông minh trên thế giới được sản xuất ở châu Á. Do đó, các nền kinh tế trong khu vực đã tập trung năng lực đáng kể cho sự đổi mới trong lĩnh vực này, chẳng hạn như thiết kế bộ xử lý ứng dụng di động và phát triển các loại phần cứng mới.

Năm ngoái, công ty Royole của Trung Quốc đã ra mắt điện thoại thông minh linh hoạt đầu tiên trên thế giới. Đầu năm nay, Samsung đã tiến một bước xa hơn khi tung ra điện thoại gấp thông minh đầu tiên với màn hình kính có thể gập lại.

Tương tự, các công ty châu Á đã tận dụng cơ sở hạ tầng phát triển tốt của khu vực để khẳng định vị trí tiên phong trong việc phát triển và triển khai mạng 5G. Trong số 5 công ty nắm giữ phần lớn bằng sáng chế 5G, có 4 công ty là của châu Á.

Tương tự như vậy, vị trí vững chắc của khu vực trong lĩnh vực pin xe điện thế hệ tiếp theo- hơn một nửa số bằng sáng chế trên thế giới về pin thể rắn đã được đăng ký ở châu Á- là kết quả của việc tận dụng, khai thác các thế mạnh hiện có của châu lục này.

Những cơ hội mới cũng đang mở ra cho châu Á. Khi thị trường tiêu dùng của khu vực đang mở rộng và số hóa nhanh chóng, vẫn còn rất nhiều sân chơi để phát triển và đổi mới trong các công nghệ hướng tới người tiêu dùng.

Tương tự, châu Á có thể mở rộng vai trò trong thị trường ngày càng phát triển cho các dịch vụ công nghệ thông tin kỹ thuật số, chẳng hạn như dữ liệu lớn và phân tích, hiện đại hóa di sản kỹ thuật số và thiết kế hệ thống “Mạng lưới thiết bị kết nối Internet (IoT).”

Xét cho cùng, khu vực này có rất nhiều tài năng công nghệ: chỉ riêng Ấn Độ đã đào tạo 3/4 sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) trên thế giới từ năm 2016 đến năm 2018.

Tình trạng dễ bị tổn thương trước các tác động của biến đổi khí hậu, từ các đợt nắng nóng chết người đến lũ lụt quy mô lớn, cũng đang thúc đẩy tiến bộ trong khu vực. Châu Á đã có thị phần lớn nhất về công suất tái tạo lắp đặt, chiếm 45%, so với 25% ở châu Âu và 16% ở Bắc Mỹ.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự kiến tỷ trọng này sẽ đạt 56% vào năm 2040. Với sự hỗ trợ của các khoản đầu tư vào R&D và cơ sở hạ tầng mới, châu Á có thể ghi dấu ấn trên thế giới với các giải pháp công nghệ đối phó với rủi ro khí hậu.

Sự phát triển nhanh chóng của châu Á với tư cách người dẫn đầu về công nghệ toàn cầu trong thập kỷ qua là minh chứng cho sức mạnh của sự hợp tác. Tuy nhiên, ở nhiều nơi trên thế giới, làn sóng đang chuyển sang chủ nghĩa biệt lập và chủ nghĩa bảo hộ.

Thật vậy, sau nhiều năm mở cửa tương đối, các rào cản thương mại gia tăng đe dọa làm gián đoạn dòng chảy công nghệ và sở hữu trí tuệ toàn cầu. Điều này sẽ làm suy yếu tiềm năng trong nhiều lĩnh vực.

Theo mô phỏng của MGI, 8-12 nghìn tỷ USD giá trị kinh tế có thể bị đe dọa vào năm 2040, tùy thuộc vào chất lượng và trình độ của dòng chảy công nghệ giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới.

Nhiều thị trường công nghệ cao - bao gồm xe điện, bộ lưu trữ pin và màn hình tối tân - phụ thuộc vào đầu tư và tăng trưởng thị trường châu Á để đạt được quy mô toàn cầu.

Châu Á có thể sẽ tiếp tục tiến lên với sự phát triển công nghệ của mình. Nhưng để tận dụng tối đa tiến bộ đó - và những bước tiến đã đạt được ở những nơi khác trên thế giới, tăng cường hợp tác công nghệ trong và giữa các khu vực vẫn là ưu tiên của châu Á và phần còn lại của thế giới./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục