Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan tới vấn đề Biển Đông và Iran thông báo thời điểm nối lại đàm phán hạt nhân với các cường quốc là hai trong số sự kiện nổi bật tuần qua.
Bình luận của Phó Tổng thống Biden được đưa ra một ngày sau khi giới chức cấp cao của Bộ Ngoại giao và Quốc phòng Mỹ tuyên bố Washington sẽ tiếp tục các chuyến tuần tra quân sự tại nơi Trung Quốc đang tiến hành cải tạo đất.
Trong ngày 21/5, kênh CNN đã phát đi đoạn video quay từ máy bay do thám P-8 Poseidon của Hải quân Mỹ trên vùng trời phía trên các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép. Video có đoạn Trung Quốc yêu cầu máy bay Mỹ phải rời khu vực nói trên.
Trung Quốc đã dùng sóng thông báo “đây là Hải quân Trung Quốc... các người hãy đi đi... để tránh hiểu lầm” và phi công Mỹ đã đáp lại rằng đây là “không phận quốc tế.”
Cùng ngày, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách khu vực Đông Á-Thái Bình Dương Daniel Russel tuyên bố chuyến bay do thám của Mỹ là “hoàn toàn phù hợp” và các lực lượng Hải quân Mỹ cùng máy bay quân sự nước này sẽ “tiếp tục thực hiện đầy đủ” quyền hoạt động ở các vùng biển và không phận quốc tế.
Xem thêm tại đây: Phó Tổng thống Mỹ lên án Trung Quốc tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông
Các nước như Singapore, Thái Lan, Malaysia đã hỗ trợ nhân đạo cho những thuyền nhân này nhưng cũng từ chối đón nhận họ.
Ngày 20/5, ngoại trưởng các nước Thái Lan, Malaysia và Indonesia nhất trí cung cấp "lều lán tạm thời" cho hàng nghìn người di cư bị mắc kẹt trên biển với điều kiện những người này có thể được tái định cư hoặc cho hồi hương trong vòng một năm.
Đây là bước đột phá đầu tiên trong cuộc khủng hoảng nhân đạo mà Đông Nam Á đang phải đối mặt sau nhiều tuần các quốc gia trong khu vực không sẵn sàng gánh trách nhiệm.
Ngoại trưởng Malaysia Anifah Aman ngày 20/5 cho biết trên cương vị Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2015, Malaysia có thể kêu gọi tổ chức một Hội nghị cấp cao ASEAN thu nhỏ về vấn đề người di cư nhân Hội nghị đặc biệt về di cư trái phép ở Ấn Độ Dương, dự kiến diễn ra tại Bangkok (Thái Lan) vào ngày 29/5 tới.
Xem thêm tại đây: Mỹ hối thúc Myanmar chia sẻ trách nhiệm trong vụ thuyền nhân Rohingya
Theo một thông cáo của bộ trên, 296 trong tổng số hơn 30.000 thư điện tử gửi đến và gửi đi của bà Hillary trong giai đoạn làm ngoại trưởng Mỹ đã được công bố ngày 22/5 trên trang chủ của bộ.
Không ít thư trong số này là những bản thông báo nội bộ dài từ người bạn và là cố vấn lâu năm của gia đình bà Hillary, Sidney Blumenthal, trong đó sử dụng thông tin “từ các nguồn nhạy cảm” liên quan tới giới chức Libya.
Trước đó, ngày 19/5, Tòa án địa hạt Columbia, Mỹ, đã yêu cầu Bộ Ngoại giao nước này nhanh chóng công bố toàn bộ dữ liệu thư điện tử cá nhân của cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton trong thời gian đương nhiệm (2009-2013).
Theo lệnh của Thẩm phán Rudolph Contreras, Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ phải công bố hơn 55.000 trang thư điện tử mà bà Clinton đã gửi và nhận khi còn giữ chức ngoại trưởng.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh bà Hillary Clinton đang đối mặt với nhiều rắc rối sau khi hàng loạt tờ báo Mỹ hồi đầu năm đưa tin bà dùng tài khoản email cá nhân để giải quyết việc công trong suốt 4 năm làm ngoại trưởng, thay vì dùng tài khoản email chính thức do chính phủ cấp.
Vụ việc này đã phần nào làm tổn hại thanh danh, dẫn tới làm sụt giảm uy tín của cựu Ngoại trưởng Clinton - ứng cử viên sáng giá nhất đại diện cho đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.
Xem thêm tại đây: Mỹ công bố hàng trăm thư điện tử của cựu Ngoại trưởng H.Clinton
Tuy nhiên nhà đàm phán cấp cao đồng thời là Thứ trưởng Ngoại giao Iran này cũng phủ nhận việc cho phép thanh sát các cơ sở quân sự của nước này như một phần của thỏa thuận hạt nhân với các cường quốc thế giới.
Việc thanh sát là một vấn đề nhạy cảm trong các cuộc đàm phán phải được kết thúc trước mùa Hè này.
Trong một diễn biến khác, nghị sỹ Quốc hội Iran Kamaleddin Pirmoazzen cho biết trong các cuộc đàm phán hạt nhân với nước này, Nhóm P5+1 (gồm Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga, Mỹ cùng với Đức) đã công nhận quyền làm giàu urani của Iran, đồng thời nhất trí dỡ bỏ đồng thời các biện pháp trừng phạt kinh tế và tài chính chống Tehran.
Theo ông Kamaleddin, yêu cầu hủy bỏ các biện pháp trừng phạt là một trong những vấn đề gây tranh cãi chính của các vòng đàm phán.
Xem thêm tại đây: Iran phủ nhận việc cho phép thanh sát các cơ sở quân sự
Động thái trên diễn ra chỉ vài ngày sau khi Quốc hội Ukraine cho phép chính phủ nước này được hoãn trả nợ nước ngoài.
Phản ứng trước quyết định trên của Quốc hội Ukraine, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tuyên bố Moskva sẽ áp dụng một lập trường cứng rắn nếu Ukraine quyết định không thanh toán cho Nga những khoản nợ từ thời chính phủ trước ở Kiev.
Trong một động thái khác, trong tuyên bố ngày 21/5 tại Quốc hội Đức, Thủ tướng Đức Merkel đã bác bỏ triển vọng sớm gia nhập EU đối với các nước từng thuộc Liên Xô, đặc biệt là với Ukraine. Bà Merkel kêu gọi Nga không cản trở các nước này xích lại với EU.
Xem thêm: EU cho Ukraine vay 2 tỷ USD nhằm vực dậy nền kinh tế
Văn phòng công tố quận trung tâm Seoul cho biết ông Chung Dong-hwa, 64 tuổi, bị nghi ngờ tìm cách biển thủ khoảng 10 tỷ won (9,1 triệu USD) trong thời gian giữ chức Giám đốc điều hành POSCO E&C từ năm 2009 đến 2012 bằng cách nâng khống số tiền hoàn lại cho các nhà thầu phụ của công ty này, trong đó có một nhà thầu phụ thực hiện các dự án xây dựng tại Việt Nam trong khoảng thời gian trên.
Tuy nhiên, ngày 23/5, Tòa án quận trung tâm Seoul của Hàn Quốc đã bác bỏ đề nghị của cơ quan công tố về việc ra lệnh bắt giữ ông Chung Dong-hwa với lý do việc bắt giữ ông Chung để phục vụ điều tra là không cần thiết.
Xem thêm tại đây: Tòa án Hàn Quốc bác đề nghị ra lệnh bắt giữ cựu Phó Chủ tịch POSCO
Phát biểu trên Đài phát thanh Tiếng nói Palestine, ông Zneid nêu rõ hai vụ kiện trên liên quan việc Israel xây nhà định cư tại khu Bờ Tây và chiến dịch quân sự mà Israel phát động tại Dải Gaza mùa Hè năm ngoái.
Ngoại trưởng Palestine Reyad el-Malki dự kiến sẽ dẫn đầu phái đoàn cấp cao của Palestine khởi tố Israel tại ICC.
Cũng theo ông Zneid, một tháng sau khi Palestine khởi kiện Israel, một phái đoàn hàng đầu của ICC sẽ đến thăm các vùng lãnh thổ Palestine để tiến hành điều tra.
Trước đó, Palestine đã đề nghị ICC đưa ra thời gian cụ thể cho việc đệ trình các tài liệu liên quan tố cáo các tội ác chiến tranh mà Israel từng gây ra ở khu vực Bờ Tây và trong chiến dịch quân sự tại Gaza mùa Hè năm 2014.
Xem thêm tại đây: Palestine thông báo thời điểm khởi tố Israel tại ICC ở La Haye
Cựu Thủ tướng Thái Lan bị cáo buộc lơ là trách nhiệm trong thời gian cầm quyền. Đây là động thái pháp lý mới nhất nhằm vào cựu Thủ tướng Yingluck sau khi chính quyền của bà bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự cách đây gần một năm.
Tại phiên xét xử, Tòa án Tối cao đã cấm bà Yingluck ra nước ngoài.
Ngoài phán quyết trên, Tòa án cũng đồng ý cho bà Yingluck tại ngoại với khoản tiền bảo lãnh 30 triệu baht (hơn 899.000 USD). Phiên xét xử tiếp theo dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 21/7.
Xem thêm tại đây: Thái Lan: Cựu Thủ tướng Yingluck bị cấm ra nước ngoài
Trong một tuyên bố đăng trên Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA), Ủy ban Quốc phòng nêu rõ: "Từ lâu, chúng tôi đã bắt đầu thu nhỏ và đa dạng hóa các phương tiện tấn công hạt nhân của mình. Chúng tôi cũng đã đạt đến giai đoạn mà tỷ lệ chính xác được đảm bảo cao nhất không chỉ đối với các tên lửa tầm ngắn và tầm trung mà còn đối với cả các tên lửa tầm xa. Chúng tôi không giấu diếm thực tế này."
Mỹ đã bác bỏ tuyên bố nói trên của Triều Tiên, đồng thời bày tỏ quan ngại Bình Nhưỡng đang phát triển các tên lửa tầm xa.
Ngày 22/5, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết nước này sẽ tổ chức hội đàm cấp cao ba bên với Mỹ và Nhật Bản vào ngày 26/5 tại Seoul để chia sẻ các đánh giá về những mối đe dọa xuất phát từ Triều Tiên.
Trong một thông cáo báo chí, bộ trên cho biết ba bên cũng sẽ tiến hành tham vấn sâu rộng về cách thức để đạt được tiến bộ thực chất trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên về các mặt như răn đe, gây sức ép và đối thoại.
Xem thêm tại đây: Triều Tiên tuyên bố đã thu nhỏ thành công đầu đạn hạt nhân
Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, khoảng 5,3 triệu chiến sỹ quân đội Xô Viết đã bị Đức quốc xã bắt làm tù binh và giam giữ trong thời gian từ 1941-1945. Hơn một nửa trong số họ đã chết.
Những người bị bắt làm tù binh phải chịu những điều kiện giam giữ rất thiếu nhân đạo, nhiều người bị xử tử. Nhiều người khác chết vì đói hoặc bệnh tật.
Cho đến nay, Đức đã trả 72 tỷ euro tiền bồi thường cho các tội ác được xác nhận do chính quyền Đức quốc xã gây ra trong chiến tranh.
Hồi tháng Tư vừa qua, Chính phủ Hy Lạp đã lần đầu tiên nêu cụ thể khoản tiền đòi Đức bồi thường về những tổn thất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai cho Athens là 278,7 tỷ euro. Tuy nhiên Đức đã phản đối yêu cầu nói trên và khẳng định rằng mọi vấn đề liên quan tới bồi thường chiến tranh đã được giải quyết theo thoả thuận chính thức về bồi thường chiến tranh của nhóm 2+4 (CHLB Đức/CHDC Đức cùng với Mỹ, Anh, Pháp, Nga) khi nước Đức thống nhất năm 1990, do đó Berlin sẽ không quay lại vấn đề này.
Theo thoả thuận bồi thường trước đây, Đức đã trả cho Hy Lạp 115 triệu Mark Đức (tương đương 59 triệu euro hiện nay) hồi năm 1960. Tuy nhiên, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras cho rằng đây mới là khoản bồi thường cho các nạn nhân chiến tranh chứ chưa phải là sự bồi thường cho những tổn thất mà Đức Quốc xã gây ra khi chiếm đóng Hy Lạp trong khoảng thời gian từ năm 1941-1944.
Xem thêm tại đây: Đức đền bù cho cựu tù binh Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới 2