Những tượng đài cảm tử "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh" trong lòng Hà Nội

Giữa nhịp sống hối hả của Hà Nội ngày nay, những tượng đài "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh" như một dấu ấn không thể phai mờ về một giai đoạn lịch sử gian khó nhưng đầy hào hùng.

1.jpg
Hà Nội – trái tim của đất nước, nơi lưu giữ bao dấu ấn lịch sử hào hùng, từng bước đi của thời gian đã khắc sâu lên từng con đường, góc phố. Nơi đây, không chỉ là trung tâm văn hóa, chính trị, mà còn là nơi tưởng niệm những người con kiên cường của dân tộc, những người đã quyết tử để bảo vệ thủ đô, để "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh."
2.jpg
Để tưởng nhớ về những người con của Thủ đô đã ngã xuống trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, năm 1984, Hà Nội cho xây dựng tượng đài "Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh" tại khu vực bờ hồ Gươm, cạnh đền Bà Kiệu.
3.jpg
Được cố nghệ sĩ Kim Giao sáng tác năm 1984, công trình thể hiện hình ảnh ba nhân vật: Ở giữa là người chiến sĩ Vệ quốc đoàn cầm bom ba càng, hai bên là cô gái mặc áo dài cầm gươm và anh công nhân ngồi cầm súng.
4.jpg
Ba hình tượng đều được thể hiện với tính chiến đấu cao, là đại diện cho ba lực lượng tham gia cuộc Toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội cuối năm 1946 đầu năm 1947.
5.jpg
Khẩu hiệu "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh" trên bệ tượng đài là lời trích từ bức thư động viên Bác Hồ gửi cho các chiến sĩ Vệ quốc đoàn ở Hà Nội những ngày đầu toàn quốc kháng chiến. Tượng đài Quyết tử là một công trình mang tính tượng trưng cao, thể hiện tinh thần bất khuất, ý chí dũng cảm của quân và dân thủ đô trong những tháng ngày hào hùng.
6.jpg
Trong cuộc chiến ấy, Vệ quốc đoàn là lực lượng chủ chốt, đối đầu trực tiếp với quân Pháp trong những trận đánh ác liệt
7.jpg
Xung quanh tượng đài là dòng chữ vàng khắc sâu câu khẩu hiệu "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh," như một lời nhắc nhở không bao giờ phai nhạt về sự hy sinh cao cả của những người con Hà Nội.
8.jpg
Tượng đài "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh" tại vườn hoa Vạn Xuân (vườn hoa Hàng Đậu) khánh thành ngày 22/12/2004 sau 90 ngày thi công. Tượng đài được ghép từ 34 khối đá, tổng chiều cao 9,7m, nặng hơn 300 tấn, làm theo mẫu phác thảo của nhà điêu khắc Vũ Đại Bình và họa sĩ Mai Văn Kế.
9.jpg
Mặt trước Tượng đài thể hiện hình tượng người chiến sĩ quyết tử ôm bom ba càng trong tư thế sẵn sàng lao vào xe tăng địch và thiếu nữ Hà Nội đang kêu gọi đồng bào chiến đấu bảo vệ Thủ đô.
10.jpg
Mặt sau tượng đài là hình tượng người chiến sĩ tự vệ đang chắc tay súng sẵn sàng chiến đấu.
11.jpg
Hình ảnh thiếu nữ Hà Nội đang kêu gọi đồng bào chiến đấu bảo vệ thủ đô và phía trên là dòng chữ "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh."
12.jpg
Hình ảnh người chiến sỹ ôm bom ba càng, sẵn sàng chiến đấu quyết tử đã trở thành biểu tượng cho sự kiện 60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô (từ 19/12/1946 đến 19/2/1947).
13.jpg
Mỗi khi đi qua những tượng đài ấy, người dân Hà Nội cũng như du khách cảm nhận rõ sự mạnh mẽ và cao cả của các chiến sĩ đã từng cống hiến cả mạng sống vì độc lập, tự do.
14.jpg
Những tượng đài ấy không chỉ là kỷ niệm, mà còn là niềm tự hào, là lời nhắc nhở thế hệ trẻ về trách nhiệm với quê hương, đất nước.
15.jpg
Chợ Đồng Xuân là một trong những trung tâm thương mại truyền thống lớn nhất Hà Nội có tuổi đời hơn 100 năm, công trình này gắn liền với chiến tích oai hùng của quân dân Thủ đô những ngày đầu nổ ra cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Mặc dù chợ Đồng Xuân hiện tại là một khu thương mại lớn, náo nhiệt và hiện đại, bức phù điêu vẫn là một phần lịch sử sống động, nhắc nhở thế hệ sau về những hy sinh lớn lao trong cuộc chiến bảo vệ thủ đô.
16.jpg
Mặt trước của tấm phù điêu có hình ảnh các chiến sĩ cảm tử quân ôm bom ba càng, đây là một hình ảnh mang tính biểu tượng cho sự kiện 60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô. Cùng với đó có hình ảnh anh bộ đội cầm súng, công nhân, phụ nữ Thủ đô cùng sát cánh bên các chiến sĩ bảo vệ Hà Nội. Trên nền là những mái nhà của phố cổ lô xô, dáng hình chợ Đồng Xuân và ô Quan Chưởng xưa.
17.jpg
Để tưởng nhớ, tôn vinh các anh hùng liệt sỹ đã chiến đấu hy sinh trong 60 ngày đêm quyết tử bảo vệ Thủ đô, nhân dịp kỷ niệm 58 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến, thành phố Hà Nội đã khánh thành bức phù điêu "Hà Nội mùa đông 1946" vào ngày 19/12/2004. Phù điêu được đúc bằng đồng, nặng 7 tấn, cao 5,7m cả bệ, rộng 4,5m.
18.jpg
Mặt sau bức phù điêu có đoạn trích trong thư gửi hội nghị kỷ niệm 23 năm Ngày Thống nhất lực lượng vũ trang Thủ đô (1/1972) của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
19.jpg
ức phù điêu cảm tử ở chợ Đồng Xuân không chỉ đơn thuần là một công trình nghệ thuật mà còn mang giá trị biểu tượng và giáo dục lớn lao. Nó nhắc nhở mỗi người dân về giá trị của tự do, độc lập mà thế hệ đi trước đã phải trả giá bằng xương máu. Đây cũng là lời nhắc nhở về tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc bảo vệ, xây dựng đất nước. Nhìn vào bức phù điêu, ta không chỉ thấy sự khốc liệt của chiến tranh mà còn cảm nhận được sự kiên cường, bất khuất của một thế hệ đã sống và chiến đấu với tất cả trái tim mình, để lại những giá trị tinh thần trường tồn trong lòng người dân Hà Nội và cả nước.
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ông Khamkhan Chanthavisouk, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Bí thư, Tỉnh trưởng tỉnh Luang Prabang (đứng thứ 4 từ bên phải) chụp ảnh lưu niệm cùng Đoàn đại biểu Ban tổ chức Giải Viettel Marathon chặng Lào.

Luang Prabang sẵn sàng cho giải chạy Viettel Marathon 2024

Lần đầu tiên Luang Prabang tổ chức một giải chạy đường bằng có cự ly 42,195km, nên ngoài thách thức thì đây cũng là điểm nhấn để giải chạy trở thành sự kiện quảng bá đến bạn bè quốc tế.