Nhụy hoa nghệ tây: Dược liệu đa tác dụng của người Iran

Tại Việt Nam, xung quanh câu chuyện về loại cây nghệ tây này vẫn còn rất nhiều vấn đề. Chẳng hạn như sản phẩm nhập lậu, hàng xách tay, với chất lượng chưa được kiểm chứng…
Nhụy hoa nghệ tây: Dược liệu đa tác dụng của người Iran ảnh 1Saffron - nhụy hoa nghệ tây. (Ảnh: Đại sứ quán Iran cung cấp)

Saffron (nhụy hoa nghệ tây) là sản phẩm dược liệu xuất khẩu chiến lược của Iran tới nhiều nước trên thế giới.

[Nhụy hoa nghệ tây - Hy vọng cho bệnh nhân Alzheimer]

Tuy nhiên tại Việt Nam, xung quanh câu chuyện về loại cây nghệ Tây này vẫn còn rất nhiều vấn đề​ như như sản phẩm nhập lậu, hàng xách tay, chất lượng được kiểm chứng như thế nào​?

Mới đây, ngài Saleh Adibi - Đại sứ Iran tại Việt Nam đã có những chia sẻ về loại thảo dược được mệnh danh là “vàng đỏ” của Iran, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

“Vàng đỏ” của Iran

- Thưa Đại sứ, hiện nay, nhụy cây hoa nghệ tây (Saffron) nổi tiếng của Iran được nhiều người tiêu dùng Việt Nam quan tâm. Đại sứ có thể giới thiệu rõ hơn về loại sản phẩm này của Iran?

Đại sứ Saleh Adibi: Saffron đã được người dân trên thế giới biết đến từ hàng nghìn năm trước. Đây là một loại sản phẩm ở đất nước chúng tôi đã nghiên cứu và chứng minh nó rất tốt cho sức khỏe và được gọi là “vàng đỏ” của Iran.

Saffron có rất nhiều công dụng như từ việc sử dụng để chế biến các món ăn trong gia đình đến việc sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thuốc trong lĩnh vực y học. Đặc biệt, Saffron còn có công dụng cho làm đẹp.

Nhụy hoa nghệ tây: Dược liệu đa tác dụng của người Iran ảnh 2Ngài Saleh Adibi - Đại sứ Iran tại Việt Nam. (Ảnh: PV/Vietnam+)

​Cây nghệ tây tại Iran đã được những nhà nghiên cứu trong lĩnh vực y học cổ truyền của Iran chứng minh công dụng hữu ích với sức khỏe. Những chất có trong cây nghệ tây làm thông mạch và tốt cho các bệnh nhân bị bệnh động mạch vành; những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, giúp giảm căng thẳng, tốt cho hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, Saffron còn có đặc tính chống ung thư và là một hoạt chất dùng trong ngành y học để sử dụng cho những người mắc các căn bệnh về tâm lý.

- Thưa đại sứ, Saffron có nhiều công dụng như vậy. Vậy ở Iran người dân nước ông dùng sản phẩm này như thế nào?


Đại sứ Saleh Adibi:
Ở Iran, chúng tôi sử dụng Saffron hàng ngày.

Ở Iran và các nước Trung Đông nếu một người nào đó đang có nhiều căng thẳng hay gặp chuyện buồn trong cuộc sống, chúng tôi thường pha cho họ một ly nước uống từ Saffron để tâm lý họ ổn định trở lại. Saffon có thể làm giảm những triệu chứng về căng thẳng thần kinh.

Đặc biệt, nếu nữ giới thường xuyên bị căng thẳng thì tâm sinh lý cũng bị ảnh hưởng rất nhiều, làm giảm nội tiết tố và ảnh hưởng tới quá trình sinh sản.

Ngoài việc dùng để Saffron hỗ trợ cho sức khỏe, loại cây này ở Iran còn dùng cho nấu ăn. Đây là loại gia vị có một mùi vị rất đặc trưng, khi chúng tôi nấu cùng các loại gia vị như tỏi, hành, thì nó hoàn toàn làm mất đi mùi khó chịu của tỏi, hành và chỉ còn lại nguyên mùi vị của cây nghệ tây.

- Như ông nói, sản phẩm này được gọi là vàng đỏ của Iran và có giá thành không hề rẻ. Ông có thể giải thích vì sao lại như vậy?

Đại sứ Saleh Adibi: Saffron rất đắt, xét về trọng lượng, có thể nói mặt hàng Saffron còn đắt hơn cả vàng, chính vì thế ngay tại Iran, nó được mệnh danh là “vàng đỏ.”

Bởi khoảng 147.000 bông hoa nghệ tây tươi mới thu được 1kg Saffron. Đây là một mặt hàng rất được ưa chuộng và luôn được giới thượng lưu, trung lưu và những người giàu có tìm kiếm.

Mặc dù các quốc gia khác cũng sản xuất, tuy nhiên nhụy nghệ tây ở Iran được đánh giá là nổi tiếng nhất thế giới. Mỗi năm chúng tôi xuất khẩu hàng trăm triệu USD từ sản phẩm này. Hiện nay, Iran là một quốc gia xuất khẩu Saffron lớn nhất thế giới và 90% lượng xuất khẩu Saffron trên thế giới thuộc về Iran.

Sản phẩm của chúng tôi đã xuất khẩu chính ngạch đến nhiều nước trên thế giới và gần đây, sản phẩm này đã được cấp phép để nhập khẩu chính thức vào thị trường Việt Nam.

- Với giá trị cao và nhiều công dụng cho sức khỏe như vậy, theo đại sứ, Saffron có dễ bị làm giả không?

Đại sứ Saleh Adibi: Cái gì càng có giá trị cao thì càng có nguy cơ bị làm giả. Vàng có vàng thật - vàng giả; cũng như vậy, kim cương cũng có loại thật - loại giả. Và Saffron, vì là “vàng đỏ” nên đương nhiên đã từng bị làm giả.

Hiện nay trên thị trường cũng có những hình thức làm giả và nhuộm màu Saffon. Họ thường dùng những loại như bột nghệ, cộng với một thực vật khác, hòa cùng với một loại hóa chất để tạo màu.

Nhụy hoa nghệ tây: Dược liệu đa tác dụng của người Iran ảnh 3Cây hoa nghệ tây. (Ảnh: Đại sứ quán Iran cung cấp)

Ở Iran, chúng tôi thường dùng Saffron để nấu cơm. Cơm được trộn với Saffron thường cho ra một màu vàng tươi rất tự nhiên; các loại Saffron giả trộn với gạo cũng ra được màu gần giống vậy, nhưng nếu để ý kỹ thì màu của nó sẽ không tự nhiên giống như Saffron thật được.

Tuy nhiên, vì Saffron là là một sản phẩm được người Iran sử dụng hằng ngày nên chúng tôi dễ dàng nhận biết được đâu là thật, đâu là giả.

Cẩn trọng khi mua sản phẩm Saffron

- Người Iran đã quá quen với Saffron nên có thể phân biệt được thật – giả, còn với người tiêu dùng Việt Nam, đại sứ có lời khuyên nào?

Đại sứ Saleh Adibi: Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ và hoan nghênh việc Saffron đã lần đầu tiên được cấp phép để nhập chính ngạch sản phẩm này về thị trường Việt Nam.

Theo tôi, người tiêu dùng Việt Nam nên cẩn trọng khi mua sản phẩm Saffron. Người dân chỉ nên mua sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tại các đơn vị nhập khẩu chính thức từ Iran. Bởi những sản phẩm đó ngoài việc được chính các công ty tại Iran đảm bảo thì còn có được giấy phép chính thức của chính phủ Việt Nam, cũng như được các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam công nhận.

Tôi cũng như là Ngài đại sứ Việt Nam tại Iran cũng với các cán bộ của Đại sứ quán hai bên sẽ làm hết sức mình để có thể hỗ trợ các doanh nghiệp hai nước kết nối.

Chúng tôi hoàn toàn phản đối những hình thức thương mại thông qua buôn lậu, bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và hình ảnh của hai nước.

Xin trân trọng cảm ơn Đại sứ Saleh Adibi!

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ông Khamkhan Chanthavisouk, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Bí thư, Tỉnh trưởng tỉnh Luang Prabang (đứng thứ 4 từ bên phải) chụp ảnh lưu niệm cùng Đoàn đại biểu Ban tổ chức Giải Viettel Marathon chặng Lào.

Luang Prabang sẵn sàng cho giải chạy Viettel Marathon 2024

Lần đầu tiên Luang Prabang tổ chức một giải chạy đường bằng có cự ly 42,195km, nên ngoài thách thức thì đây cũng là điểm nhấn để giải chạy trở thành sự kiện quảng bá đến bạn bè quốc tế.