Theo Tiến sĩ trịnh Văn Giáp, Vện trưởng Viện Khoa học và Kỹ thuật Hạt Nhân (Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam), kết quả này được quan trắc từ mẫu nước mưa lấy tại Nghĩa Đô (Cầu Giấy, Hà Nội). Và, đồng vị phóng xạ nhân tạo I-131 ở mức hầu như không đáng kể. Ngoài ra, không còn phát hiện thấy các đồng vị phóng xạ Cs-134 và Cs-137.
Bên cạnh đó, nhiều trạm quan trắc trong khu vực trước đây cũng ghi nhận được nồng độ hạt nhân phóng xạ, giờ không phát hiện được hoặc ở mức giảm đi.
Các giá trị đo tại trạm quan trắc Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật an toàn bức xạ và ứng phó sự cố (Cục An toàn bức xạ và hạt nhân) cho thấy không có mức tăng phông bức xạ bất thường trong ngày 21/4/ so với các ngày trước.
Trước đó, trong thông báo ngày 20/4, Tổ công tác xử lý thông tin sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I cũng cho biết, kết quả quan trắc của Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân ghi nhận được sau khi mưa, hoạt độ phóng xạ trong son khí giảm nhiều. Hàm lượng phóng xạ rất nhỏ, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường.
Trao đổi với phóng viên Vietnam+ tối ngày 21/4, Tiến sĩ Đặng Thanh Lương, Phó Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân cho biết, hiện vùng Bắc bán cầu đều phát hiện ra I-131. Tuy nhiên, nếu không có gì thay đổi, sau vài tuần nữa, nồng độ I-131 cũng sẽ tan trong không khí./.