Nữ hoàng Anh đến thăm tàu sân bay HMS Queen Elizabeth

HMS Queen Elizabeth là tàu sân bay hiện đại nhất của Anh được đóng với tham vọng đưa Hải quân Hoàng gia Anh trở lại thời hoàng kim.
Nữ hoàng Anh đến thăm tàu sân bay HMS Queen Elizabeth ảnh 1Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth. (Nguồn: PA)

Chiều 22/5, Nữ hoàng Anh Elizabeth II đã đến thăm HMS Queen Elizabeth, tàu sân bay mới của Hải quân Hoàng gia Anh, trước khi con tàu cùng thủy thủ đoàn dẫn đầu một hạm đội bắt đầu hành trình đầu tiên của mình với điểm đến là châu Á.

Nữ hoàng Elizabeth II, 95 tuổi, đã bước lên con tàu, đang neo đậu tại cảng Portsmouth. Bảy năm trước, bà đã cùng phu quân là Hoàng thân Philip vừa qua đời tháng trước đặt tên cho con tàu này.

HMS Queen Elizabeth là tàu sân bay hiện đại nhất của Anh được đóng với tham vọng đưa Hải quân Hoàng gia Anh trở lại thời hoàng kim. Trong hành trình đầu tiên này, tàu chở 8 chiến đấu F-35B của và 10 chiến đấu cơ F-35 của Mỹ cùng 250 lính thủy đánh bộ Mỹ trong thành phần thủy thủ đoàn 1.700 người.

[Tàu HMS Queen Elizabeth của Anh gặp sự cố trước hải trình đầu tiên]

Tàu sẽ dẫn đầu hạm đội gồm hai tàu khu trục, hai khinh hạm, một tàu ngầm và hai tàu hỗ trợ thực hiện hành trình 26.000 hải lý trong 28 tuần. Một tàu khu trục của Mỹ và một tàu khu trục nhỏ của Hải quân Hà Lan cũng sẽ tham gia hành trình này.

HMS Queen Elizabeth có chiều dài 284m, rộng lớn nhất 73m, lượng choán nước toàn tải 70.600 tấn. Tàu được trang bị 2 động cơ turbin khí và 2 động cơ diesel với tổng công suất 61.687 mã lực. Tốc độ tối đa 29 hải lý/h, dự trữ hành trình 10.000 hải lý.

Hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth được trang bị nhiều công nghệ tối tân, dựa trên nền tảng tự động hóa cao. Cảm biến chính của tàu là radar quét mạng pha điện tử thụ động S1850M có khả năng theo dõi 1.000 mục tiêu ở cự ly 400km. Tàu có thể chở 40 máy bay các loại, gồm tối đa có 36 tiêm kích tàng hình F-35./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.