Paralympic 2020: Cánh tay giả sẽ giúp VĐV chạy đạt thành tích tốt hơn

Không chỉ là sự thay thế bề ngoài cho phần cơ thể bị thiếu hụt, cánh tay giả này còn giúp Sae Tsujicải thiện khả năng giữ thăng bằng.
Paralympic 2020: Cánh tay giả sẽ giúp VĐV chạy đạt thành tích tốt hơn ảnh 1Vận động viên Sae Tsuji tại Paralympic Tokyo 2020. (Nguồn: Kyodo)

Việc sử dụng cánh tay giả theo công nghệ mới được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện cho vận động viên chạy nước rút Sae Tsuji lập thành tích tốt trên đường đua ở hạng T47 nữ.

Vận động viên 26 tuổi người Nhật Bản đang hy vọng trở lại bục vinh quang tại Paralympic Tokyo và cho thế giới thấy rằng cô đã vượt qua giai đoạn sa sút phong độ sau khi giành huy chương Đồng 400m hạng T47 400 ở Paralympic Rio 2016.

Sae Tsuji tham gia vòng loại nội dung chạy 400m hạng T47 ngày 27/8 tại sân vận động quốc gia Nhật Bản, trong khi vòng chung kết của nội dung này sẽ diễn ra vào ngày 28/8 tại cùng địa điểm.

Ngoài ra, Tsuji cũng sẽ thi đấu ở nội dung 200m vào ngày 4/9.

Năm ngoái, trong bối cảnh các hoạt động thi đấu thể thao bị tạm dừng vì đại dịch COVID-19 và thời gian tập luyện của Tsuji bị hạn chế, cô đã tận dụng cơ hội này để giải quyết tình trạng tê cánh tay mà cô thường gặp phải khi thi đấu - một vấn đề nan giải và ngày càng trở nên phiền toái ở thời điểm đó.

[Giấc mơ có thật của vận động viên CHDC Congo Ageze Kashafali]

Tsuji sinh ra đã không có khuỷu tay phải và do đó cô phải “bầu bạn” cùng một cánh tay giả. Không chỉ là sự thay thế bề ngoài cho phần cơ thể bị thiếu hụt, cánh tay giả này còn giúp cô cải thiện khả năng giữ thăng bằng.

Tuy nhiên, các chuyên gia thuộc Đại học Khoa học Thể thao Nippon - nơi cô làm việc - và Viện Công nghệ Tokyo đã phát hiện ra rằng phần tay giả dưới khuỷu tay của cô đã gây ra sự chèn ép đối với các dây thần kinh chạy qua cánh tay, dẫn đến rối loạn cảm giác.

Sau khi thay thế phần tay giả tiêu chuẩn dưới khuỷu tay bằng một tay giả kiểu dây đeo, có trọng lượng nhất định, được buộc vào bắp tay, cảm giác tê tay mà cô thường gặp phải giữa quá trình thi đấu đã biến mất, cho phép cô kiểm soát tốt hơn việc đánh tay lấy đà.

Sae Tsuji đã rất thất vọng về bản thân khi chỉ đứng thứ 7 tại giải vô địch điền kinh người khuyết tật thế giới 2019.

Tuy nhiên, cánh tay giả này giờ đã mang lại cho Tsuji sự thoải mái và tự tin trong thi đấu, đồng thời giúp cô cải thiện hiệu suất tối đa.

Tại giải vô địch điền kinh người khuyết tật Nhật Bản hồi tháng 4 vừa qua, Tsuji nâng cấp thành tích quốc gia của chính mình. Từ đó, cô quyết định đăng ký dự tranh Paralympic Tokyo 2020 vào phút chót.

Mùa Xuân này, Tsuji đã quyết định ở lại trường Đại học Khoa học Thể thao Nippon với tư cách là một trợ giảng để tiếp tục gắn bó với sự nghiệp thể thao.

Cô cũng đã phải đối diện với nhiều trắc trở trong đời sống cá nhân khi cuộc hôn nhân không như ý muốn.

Việc ly hôn đã khiến phong độ của cô sa sút rất nhiều, nhưng Tsuji vẫn luôn tin rằng sẽ có ánh sáng ở cuối đường hầm. Với cô, Paralympic Tokyo sẽ là nguồn sáng đó./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ông Khamkhan Chanthavisouk, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Bí thư, Tỉnh trưởng tỉnh Luang Prabang (đứng thứ 4 từ bên phải) chụp ảnh lưu niệm cùng Đoàn đại biểu Ban tổ chức Giải Viettel Marathon chặng Lào.

Luang Prabang sẵn sàng cho giải chạy Viettel Marathon 2024

Lần đầu tiên Luang Prabang tổ chức một giải chạy đường bằng có cự ly 42,195km, nên ngoài thách thức thì đây cũng là điểm nhấn để giải chạy trở thành sự kiện quảng bá đến bạn bè quốc tế.