Khámphá này hy vọng sẽ góp những mảnh ghép mới nhằm hoàn thiện thêm cho bức tranh vềnền văn hóa Wari, dân tộc đã từng thống trị vùng núi Andes ở Peru rất lâu trướckhi đế chế Inca xuất hiện.
Trưởng nhóm khảo cổ Milosz Giersz khẳng định trong lịch sử khảo cổ Peru,đây là lăng tẩm hoàng tộc Wari đầu tiên được tìm thấy. Di chỉ này nằm ở khu khảocổ kim tự tháp vùng duyên hải El Castillo de Huarmey cách thủ đô Lima 299km vềphía Bắc.
Các nhà khoa học cho biết hầu hết những thi thể được tìm thấy trong lăngđều là phụ nữ được ướp xác trong tư thế ngồi thẳng thể hiện địa vị cao quý.
Bêncạnh tư thế ngồi, trang sức làm từ những kim loại quý của những xác ướp này cũngkhiến các nhà khảo cổ chú ý, bởi người ta từng cho rằng những trang sức này chỉdùng cho đàn ông Wari.
Các nhà khảo cổ nhận định người phụ nữ trong nềnvăn minh Wari có quyền lực nhiều hơn nhiều người vẫn tưởng, thậm chí, giớichuyên gia còn phỏng đoán có ba xác ướp trong số trên có thể là nữ hoàng củangười Wari.
Ngoài những xác ướp trên, trong lăng mộ còn có 6 bộ xương không được bọcvải liệm, các nhà khảo cổ tin rằng đây là những người bị hiến tế. Những ngườinày bị ném vào mộ trước khi người ta niêm phong nơi này bằng 30 tấn đá.
Rấtnhiều tiền vàng, đồ gốm, đồ trang sức, đồ dùng cũng được tìm thấy tại di chỉnày.
Đế chế Wari phát triển thịnh vượng từ năm 600 đến 1.100 sau Công nguyên,là đế chế đầu tiên thống nhất các bộ lạc thành một hệ thống xã hội phức tạp dọcdãy núi Andes nay thuộc Peru.
Trái với những miêu tả chi tiết của người Tây BanNha xâm lược về đế chế Inca, hầu như không có bất cứ ghi chép nào về nền văn hóaWari, vì vậy những phát hiện như trên được đánh giá là vô cùng quan trọng nhằmtìm hiểu lịch sử vùng núi Andes./.