Pháp-Bỉ chống tội phạm xuyên quốc gia theo thỏa thuận Tournai II

Các lực lượng chức năng của Bỉ và Pháp sẽ hợp tác chặt chẽ hơn trong phòng chống tội phạm xuyên quốc gia sau khi thỏa thuận Tournai II được triển khai.
Pháp-Bỉ chống tội phạm xuyên quốc gia theo thỏa thuận Tournai II ảnh 1Cảnh sát Pháp. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Các lực lượng chức năng của Bỉ và Pháp sẽ hợp tác chặt chẽ hơn trong phòng chống tội phạm xuyên quốc gia sau khi thỏa thuận Tournai II được triển khai.

Thỏa thuận này vừa được Quốc hội Pháp phê chuẩn.

Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, thỏa thuận cho phép 2 nước thực hiện các cuộc tuần tra chung, bao gồm cả việc bắt giữ trên lãnh thổ của nước này hoặc nước kia, điều mà hiện nay chưa thực hiện được.

Phương tiện sử dụng cho việc tuần tra chung có thể hoạt động cả 2 bên biên giới, trong khi các cuộc tuần tra truyền thống của Bỉ hoặc Pháp không được can thiệp vào biên giới nước ngoài, trừ việc truy bắt tội phạm.

Đối với phía Bỉ, thỏa thuận này được triển khai trên toàn lãnh thổ. Trong khi với Pháp, thỏa thuận chỉ liên quan đến các vùng Marne, Pas-de-Calais, Moselle, Somme, Nord, Aisne, Ardennes, Meuse và Meurthe-Et-Moselle.

Đánh giá về việc Quốc hội Pháp phê chuẩn thỏa thuận Tournai II, Thủ hiến vùng Đông Flanders (Bỉ) Carl Decaluwé cho rằng đây là một tin tốt đẹp vì dựa trên thỏa thuận trên, hợp tác giữa ngành cảnh sát và hải quan Pháp-Bỉ sẽ được hỗ trợ chặt chẽ hơn, đặc biệt về mặt pháp lý.

Trước đó, hồi tháng 3/2013, bộ trưởng Nội vụ hai nước đã ký thỏa thuận mới chính thức liên quan đến hợp tác xuyên biên giới giữa cảnh sát và hải quan của 2 quốc gia.

Mục đích của thỏa thuận này, tiếp nối thỏa thuận ký kết năm 2001, là tăng cường và phối hợp tốt hơn đồng thời triển khai lại việc hợp tác trên thực địa, cũng như khả năng triển khai hoạt động của các lực lượng chức năng 2 bên.

Thỏa thuận đã được phía Bỉ phê chuẩn vào tháng 4/2014 và được Chính phủ Pháp thông qua vào tháng 7/2014.

Theo kế hoạch, trong tuần này, Thượng viện Pháp cũng sẽ phê chuẩn thỏa thuận Tournai II./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.