Pháp: Chương trình tên lửa hạt nhân của Iran là mối đe dọa

Pháp xem chương trình tên lửa đạn đạo hạt nhân của Iran là một mối đe dọa lớn, trong bối cảnh quốc gia này đang lên kế hoạch tăng cường năng lực trên nhiều loại vũ khí.
Pháp: Chương trình tên lửa hạt nhân của Iran là mối đe dọa ảnh 1Pháp xem chương trình tên lửa hạt nhân của Iran là mối đe dọa. (Nguồn: The National Interest)

Ngày 2/10, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly cho rằng chương trình tên lửa đạn đạo hạt nhân của Iran là một mối đe dọa và tầm ảnh hưởng của Tehran trong khu vực Trung Đông là mối quan ngại lớn. Phát biểu trên được đưa ra khi bà Parly có cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis tại Paris.

Trong khi đó, cũng tại cuộc gặp này, ông Mattis tuyên bố Mỹ sẽ không giảm bớt sự hỗ trợ của nước này cho các chiến dịch quân sự do Pháp đứng đầu chống lại các phần tử nổi dậy tại Mali.

Trước đó vào ngày 1/9, hãng thông tấn IRNA dẫn lời Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Iran phụ trách các vấn đề quốc tế Mohammad Ahadi cho biết, nước này đang lên kế hoạch tăng cường năng lực tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình, cũng như mua các máy bay chiến đấu và tàu ngầm thế hệ mới.

[Chính phủ Pháp phong tỏa tài sản của Bộ An ninh và Tình báo Iran]

Ông Ahadi nhấn mạnh, các lệnh trừng phạt của quốc tế không thể kìm hãm sự phát triển của ngành công nghiệp vũ khí Iran.

Ông khẳng định: "Chúng tôi có đủ cơ sơ hạ tầng cần thiết và điều chúng tôi cần làm là nghiên cứu và phát triển, đồng thời nâng cấp ngành công nghiệp quốc phòng dựa vào năng lực khoa học tân tiến của đất nước, bởi có hàng chục nghìn người có bằng cấp trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ."

Lâu nay, Iran luôn khẳng định chương trình tên lửa của nước này đơn thuần mang tính phòng thủ và không thể thương lượng theo yêu cầu của phía Mỹ, châu Âu./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.