Pháp: Kêu gọi nới lỏng quy định tuyển dụng người nhập cư

Giới chủ khách sạn và nhà hàng ở Pháp đang nỗ lực vận động chính phủ nới lỏng các quy định về tuyển dụng lao động nhập cư bất hợp pháp nhằm lấp đầy khoảng trống việc làm trong lĩnh vực này.
Pháp: Kêu gọi nới lỏng quy định tuyển dụng người nhập cư ảnh 1Nhiều nhà hàng ở Pháp thiếu người làm. (Nguồn: AFP)

Giới chủ khách sạn và nhà hàng ở Pháp đang nỗ lực vận động chính phủ nới lỏng các quy định về tuyển dụng lao động nhập cư bất hợp pháp nhằm lấp đầy khoảng trống việc làm trong lĩnh vực này.

Theo Hiệp hội Khách sạn Pháp, ngành dịch vụ nhà hàng và khách sạn của nước này đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng.

Hiện có khoảng 100.000 việc làm không thể tìm kiếm các lao động là người bản địa. Do đó, trong một cuộc họp của Chính phủ Pháp hồi tháng 7 vừa qua, giới chủ khách sạn và nhà hàng ở nước này đã kêu gọi thực thi các biện pháp tạo thuận lợi cho người tị nạn làm việc trong ngành này.

Cơ quan trên nhấn mạnh lĩnh vực khách sạn, nhà hàng của Pháp đang gấp rút tuyển dụng 100.000 việc làm, trong đó 50% là việc làm lâu dài và số còn lại là việc làm thời vụ.

[Những người giúp đỡ người di cư sẽ không bị xử phạt tại Pháp]

Tổ chức công đoàn lớn nhất nước Pháp CGT đã ủng hộ đề xuất nới lỏng quy định tuyển dụng người nhập cư bất hợp pháp, song cho rằng giới chủ lao động cũng cần đưa ra các đãi ngộ phù hợp để các công việc lương thấp trở nên hấp dẫn hơn đối với người lao động.

Pháp cũng như nhiều nền kinh tế phát triển khác đang chật vật tìm kiếm nhân sự cho các công việc lao động tay chân được trả lương thấp.

Tỷ lệ người lao động thôi việc trong ngành khách sạn, nhà hàng ngày càng gia tăng, đặc biệt là các công việc liên quan tới bếp núc và dọn dẹp. Trong khi đó, số người nộp đơn xin tị nạn ở Pháp trong năm 2017 chạm mốc kỷ lục 100.000 người, tăng 17% so với năm trước đó.

Cơ quan Bảo vệ người nhập cư Pháp (Ofpra) xác nhận Pháp hiện là một trong những quốc gia tiếp nhận nhiều người nhập cư nhất châu Âu.

Theo luật hiện hành ở Pháp, người tị nạn có thể tìm việc làm ngay sau khi được cấp quy chế tị nạn. Tuy nhiên, họ thường phải chờ đợi 9 tháng mới có thể nhận được hồ sơ chấp nhận quy chế tị nạn.

Hạ viện Pháp hồi tuần trước đã thông qua dự luật tị nạn và nhập cư, theo đó giảm thời gian chờ xử lý đơn xin tị nạn xuống 6 tháng. Dự luật này đang chờ Tổng thống Emmanuel Macron ký ban hành thành luật./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ông Khamkhan Chanthavisouk, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Bí thư, Tỉnh trưởng tỉnh Luang Prabang (đứng thứ 4 từ bên phải) chụp ảnh lưu niệm cùng Đoàn đại biểu Ban tổ chức Giải Viettel Marathon chặng Lào.

Luang Prabang sẵn sàng cho giải chạy Viettel Marathon 2024

Lần đầu tiên Luang Prabang tổ chức một giải chạy đường bằng có cự ly 42,195km, nên ngoài thách thức thì đây cũng là điểm nhấn để giải chạy trở thành sự kiện quảng bá đến bạn bè quốc tế.