Pháp tuyên bố không cấm Huawei đầu tư vào nước này

Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire khẳng định nước này sẽ không cấm Tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc đầu tư và Pháp sẽ bảo vệ các lợi ích an ninh quốc gia.
Pháp tuyên bố không cấm Huawei đầu tư vào nước này ảnh 1Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Euronews)

Pháp sẽ không cấm Tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc đầu tư vào nước này.

Đây là tuyên bố của Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire đưa ra trên đài phát thanh France Info ngày 21/7.

Bộ trưởng Le Maire khẳng định Pháp sẽ không cấm Huawei đầu tư mạng viễn thông di động thế hệ thứ 5 (5G) tại nước này, và Pháp sẽ bảo vệ các lợi ích an ninh quốc gia.

Như vậy, sẽ "không có lệnh cấm toàn diện" đối với Huawei tại Pháp, song một số địa điểm nhạy cảm sẽ được bảo vệ. Ông cho biết đã tái khẳng định quan điểm trên của Pháp đối với Trung Quốc vào ngày 20/7.

Hồi tuần trước, Chính phủ Anh cũng đã chỉ thị các nhà cung cấp viễn thông nước này không mua thiết bị mạng 5G từ Tập đoàn Huawei của Trung Quốc kể từ đầu năm tới. Chỉ thị cũng yêu cầu loại bỏ toàn bộ các thiết bị của Huawei vào năm 2027.

[Anh loại Huawei ra khỏi kế hoạch phát triển mạng di động 5G]

Dự kiến, cũng trong ngày 21/7, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo sẽ gặp Thủ tướng Anh Boris Johnson. Cuộc gặp trên diễn ra trong bối cảnh quan hệ ngoại giao giữa London và Bắc Kinh trở nên căng thẳng liên quan tới việc Anh chỉ thị các nhà cung cấp viễn thông nước này không mua thiết bị mạng 5G từ Huawei, cũng như chính thức đình chỉ thỏa thuận dẫn độ với Hong Kong (Trung Quốc). Trong khi đó, Mỹ cũng vừa bổ sung 11 công ty Trung Quốc vào "danh sách đen về kinh tế."

Đáp lại, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân đã chỉ trích các động thái trên, đồng thời khẳng định Bắc Kinh sẽ tiến hành mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp nước này./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.