Pháp và Italy nâng cấp hệ thống phòng không SAMP-T

Pháp và Italy vừa công bố chương trình phối hợp nâng cấp hệ thống phòng không SAMP-T mà hai bên đã phát triển từ nhiều năm trước để mang lại cho hệ thống vũ khí này những năng lực mới.
Pháp và Italy nâng cấp hệ thống phòng không SAMP-T ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: timesofisrael.com)

Pháp và Italy vừa công bố chương trình phối hợp nâng cấp hệ thống phòng không SAMP-T mà hai bên đã phát triển từ nhiều năm trước để mang lại cho hệ thống vũ khí này những năng lực mới.

Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly và người đồng cấp Italy Lorenzo Guerini đã hoan nghênh việc khởi động chương trình mới vào ngày 24/3.

SAMP -T, do tập đoàn liên doanh Pháp-Italy Eurosam phát triển và được Lực lượng Không quân và Vũ trụ Pháp cũng như quân đội Italy sử dụng để cung cấp năng lực phòng thủ đất đối không tầm trung chống lại máy bay và một số tên lửa đạn đạo.

Loại vũ khí này cũng đã được triển khai hoạt động trong khuôn khổ liên minh quân sự Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). SAMP-T bao gồm một radar điều khiển hỏa lực đa chức năng, một hệ thống phóng trên mặt đất và tên lửa Aster 30 B1.

Trong một tuyên bố, Cục vũ khí, khí tài Pháp (DGA) khẳng định chương trình SAMP/T NG mới sẽ giúp nâng cấp hệ thống hiện có nhằm đối phó hiệu quả hơn với các mối đe dọa mới “nhanh hơn, cơ động hơn, có khả năng tàng hình cao hơn, được sử dụng kết hợp với các cuộc tấn công mạng, mồi nhử và các kịch bản tấn công dồn dập.”

[Nga lần đầu tiên phóng thử tên lửa siêu thanh Tsirkon từ tàu chiến]

Ngoài ra, chương trình cũng nhằm hiện đại hóa hệ thống điều khiển hỏa lực bằng cách tích hợp radar mảng pha quét chủ động công nghệ mới nhất, tương thích với tầm bắn lớn hơn của tên lửa Aster 30 B1 NT thế hệ mới mà hai nước bắt tay phát triển từ năm 2016.

Cũng theo DGA, những năng lực mới của SAMP-T sẽ nâng cao đóng góp của hệ thống này đối với khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo của NATO./. 

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.