Phát hiện hóa thạch chim cổ đại mang trong mình quả trứng nguyên vẹn

Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện một hóa thạch chim có niên đại khoảng 110 triệu năm và điều đặc biệt hóa thạch chim này còn mang trong mình một quả trứng nguyên vẹn.
(Nguồn: Phys.org)
(Nguồn: Phys.org)
Phát hiện hóa thạch chim cổ đại mang trong mình quả trứng nguyên vẹn ảnh 1(Nguồn: Phys.org)

Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện một hóa thạch chim có niên đại khoảng 110 triệu năm và điều đặc biệt hóa thạch chim này còn mang trong mình một quả trứng nguyên vẹn.

Theo thông tin được công bố trên tạo chí Nature Communications, hóa thạch chim được tìm thấy đại biểu cho một loài sinh vật mới Avimaia schweitzerae thuộc nhóm có tên gọi Á điểu, tên khoa học là Enantiornithes, được phân bổ rộng khắp trên thế giới và sống cùng khủng long trong kỷ Phấn trắng.

Các nhà khoa học cho biết hóa thạch này được phát hiện tại thành phố Ngọc Môn (Yumen), tỉnh Cam Túc (Gansu), Tây Bắc Trung Quốc, trong tình trạng nguyên vẹn.

Trong quá trình kiểm tra mẫu vật, nhóm nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu người tiền sử và cổ sinh vật học (IVPP) và Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc đã phát hiện thấy một quả trứng trong hóa thạch chim.

[Lần đầu tiên phát hiện hóa thạch chim cổ thời Đại Trung sinh]

Kết quả nghiên cứu chi tiết sau đó cho thấy cơ quan sinh sản của chim mẹ không bình thường. Vỏ trứng có 2 lớp, thay vì 1 lớp như những quả trứng chim khỏe mạnh thông thường.

Ông Alida Bailleul, một trong những tác giả nghiên cứu khẳng định điều này cho thấy quả trứng này đã nằm rất lâu trong cơ thể chim mẹ.

Theo các nhà khoa học, hiện tượng này thường xảy ra ở những chim mẹ còn sống song bị ức chế. Thông thường điều này sẽ khiến trứng chim có thêm ít nhất 1 lớp vỏ - hiện tượng bất thường này từng được ghi nhận trong các tài liệu nghiên cứu về loài khủng long chân thằn lằn và trong các hóa thạch và rùa sống.

Một dấu hiệu nhận biết trứng khỏe và trứng bất thường là vỏ trứng bất thường thường rất mỏng, mỏng hơn giấy.

Theo nhóm nghiên cứu, chính "thai" trứng này có thể là nguyên nhân gây ra cái chết của chim mẹ bởi việc quả trứng nằm quá lâu ngày trong cơ thể chim mẹ khiến cơ thể chim mẹ mệt mỏi và ức chế, lâu dần đến chết.

Điều đáng ngạc nhiên là "thai" trứng này còn nguyên vẹn, bao gồm một số thành phần hiếm thấy trên những vỏ trứng được tìm thấy trong các hóa thạch trước đây như màng và các biểu bì với cấu tạo từ protein và các thành phần hữu cơ khác.

Nhóm nghiên cứu khẳng định loài chim mới này là một những loài chim hóa thạch thuộc kỷ Phấn trắng chưa từng được phát hiện trước đây và nó mang đến cho giới khoa học thêm nhiều thông tin về cơ quan sinh sản của chim cổ đại hơn tất cả các hóa thạch chim thời Đại Trung sinh được phát hiện trước đây./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh mùa giải Nobel năm 2024

Toàn cảnh mùa giải Nobel năm 2024

Lễ trao các giải Nobel Y Sinh, Vật lý, Hóa học, Kinh tế năm 2024 sẽ được tổ chức tại thủ đô Stockholm (Thụy Điển), riêng giải Nobel Hòa bình sẽ được trao tại thủ đô Oslo (Na Uy) vào ngày 10/12.