Khu nghĩa địa này nằm ở bang Queensland, có chứa ít nhất 20 bộ hài cốtdiprotodon, gồm một phiên bản khổng lồ mang tên Kenny, với riêng phần xương hàmđã dài tới 70cm.
Nhà khoa học lãnh đạo nhóm khảo cổ, Scott Hocknull, tới từ Bảo tàngQueensland ở Brisbane, nói rằng Kenny là một trong những con gấu túi lớn nhấtmà ông từng nhìn thấy và là một trong những mẫu hóa thạch tốt nhất từng đượckhai quật.
Hocknull cho biết khu nghĩa địa chứa một lượng hóa thạch gấu túi lớn nhấttừng được phát hiện ở Australia và ẩn chứa trong nó nhiều thông tin về việc loàithú này đã sống và tuyệt chủng ra sao.
Diprotodon, loài thú có túi lớn nhất từng xuất hiện trên Trái Đất, có thểnặng tới 2,8 tấn. Chúng sinh sống cách đây từ 2 triệu tới 50.000 năm trước và đãtuyệt chủng vào thời điểm các bộ tộc nguyên thủy đầu tiên của loài người xuấthiện.
Con người và sự thay đổi khí hậu hiện đang được xem là một trong nhữngnguyên nhân khiến chúng tuyệt chủng.
Hocknull nói rằng phần xác của những con cá nhỏ, ếch, thằn lằn và động vậtcó vú khác cũng được tìm thấy tại nghĩa địa diprotodon và chúng cũng có ý nghĩakhảo cổ quan trọng.
"Chúng sẽ cho phép chúng tôi tái tạo lại môi trường ở thời điểm những conthú khổng lồ này còn sống, và quan trọng hơn là giải đáp câu hỏi thứ gì đã thayđổi hệ sinh thái khi đó” - Hocknull nói.
Là họ hàng của loài gấu túi hiện đại, loài diprotodon ăn cỏ chỉ là mộttrong những con thú cỡ lớn từng sinh sống ở Australia cổ đại, gồm kangaroo và cásấu khổng lồ.
Con thú này có kích cỡ bằng loài tê giác hiện đại, với bàn chân chia ngónvà có túi. Các loài động vật lớn (megafauna) được cho là đã phát triển lên kíchcỡ rất lớn để đương đầu với tình trạng khí hậu khắc nghiệt và sự hiếm thực phẩm.Người ta thậm chí đã tìm thấy các hóa thạch tiền sử của loài cá sấu biết leo câyvà kangaroo ăn thịt./.