Các nhà khoa học vừa khám phá ra một sự thật đủ khiến ai nấy khi nghe phải lạnh sống lưng sau khi nghiên cứu tập tục của một bộ lạc ăn thịt người tại Papua New Guinea, quốc đảo thuộc Thái Bình Dương.
Theo đó, việc ăn não người có thể giúp ngăn ngừa bệnh tật. Và nghiên cứu xung quanh hoạt động này giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về nhiều tình trạng bệnh như suy giảm trí nhớ.
Một nhóm các nhà khoa học từ Anh đã tiến hành nghiên cứu về bộ tộc Fore - một tộc người chuyên ăn thịt đồng loại, như não người chết tại đám tang, dù hoạt động này nay đã được ngăn chặn.
Các nhà khoa học thấy rằng người dân bộ tộc này đã có sự đề kháng rất tốt với kuru - căn bệnh giống bệnh bò điên, từng khiến khoảng 2% dân bộ tộc thiệt mạng mỗi năm.
Một nghiên cứu do nhóm thực hiện đã xác định những người từng tiếp xúc với đại dịch kuru khi nó đạt đỉnh điểm trong những năm 1950 (do truyền thống ăn não người chết). Họ thấy rằng thời điểm đại dịch bùng phát, đã xuất hiện một sự thay đổi tự nhiên về yếu tố gene mang tên prion. Sự thay đổi khiến cho các cá nhân kể trên giờ đã có khả năng đề kháng rất tốt với căn bệnh kuru.
Prion là một dạng protein có thể gây ra các vụ nhiễm trùng gây chết người như bệnh bò điên hay bệnh suy giảm trí nhớ.
Lãnh đạo nhóm nghiên cứu chương trình về tác động của bệnh kuru là giáo sư John Collinge nói: Đây là một ví dụ đáng kinh ngạc về sự tiến hóa Darwin của con người. Chỉ một thay đổi gene đơn nhất đã có thể mang tới khả năng chống lại căn bệnh gây chết người.
Hiện công trình nghiên cứu này đã được xuất bản trên tạp chí y học Nature uy tín./.