Tham dự cóđại diện các Sở Thông tin và Truyền thông, các doanh nghiệp, hiệp hộihoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin khu vực phía Bắc.
Hainội dung chính được tập trung trao đổi tại hội nghị, đó là: quy định vềviệc ưu tiên đầu tư, mua sắm các sản phẩm công nghệ thông tin trongnước và những nội dung mới được sửa đổi, bổ sung của Nghị định về chốngthư rác.
Về công tác phòng chống thư rác, theo Trung tâmỨng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT): sau khi Nghị định90/2008/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 13/8/2008, đến nay, Bộ Thôngtin và Truyền thông đã thanh tra khoảng 70 doanh nghiệp phát tán tinnhắn rác, xử phạt với tổng số tiền khoảng 5 tỷ đồng, trong đó có cả viphạm của các doanh nghiệp viễn thông di động.
Tuy nhiên, một số bất cậpcòn tồn tại, chưa quản lý được do chưa được quy định tại Nghị định90/2008/NĐ-CP như: rất nhiều các tin nhắn rác hiện nay là quảng cáo chodịch vụ nội dung, mời gọi các thuê bao di động nhắn tin tới đầu số như6xxx, 7xxx, 8xxx. Các doanh nghiệp di động chưa đề cao trách nhiệm trongviệc ngăn chặn tin nhắn rác.
Tình trạng tin nhắn giả mạo, mạo danh vẫncòn khá phổ biến. Mức xử lý hành vi phát tán tin nhắn rác còn quá nhẹ.Nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ quảng cáo gửi tin nhắn, thư điện tửquá nhiều, dẫn tới người dùng cảm thấy bị làm phiền….
Trướcthực trạng trên, Nghị định 77/2012/NĐ-CP đã được ban hành ngày5/10/2012 nhằm sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp lý chống thưrác. Nghị định quy định cụ thể việc cung cấp dịch vụ nội dung qua tinnhắn phải được công khai, minh bạch; doanh nghiệp di động và doanhnghiệp cung cấp dịch vụ nội dung phải có trách nhiệm đối với các dịch vụcung cấp cho khách hàng.
Hoạt động gửi thư quảng cáo cũng được quản lýchặt chẽ nhằm hạn chế tiêu cực, tạo điều kiện cho sự phát triển dịch vụgửi thư quảng cáo hợp pháp. Nghị định cũng ngăn chặn các tin nhắn từinternet có nguồn gốc không xác định; nâng cao vai trò của nhà cung cấpdịch vụ di động trong việc phòng chống, ngăn chặn các tin nhắn có nguồngốc không xác định từ Internet. Mức độ xử phạt và các hình thức xử phạtvi phạm được tăng cường nhằm tăng mức độ răn đe.
Liên quanđến vấn đề ưu tiên đầu tư, mua sắm các sản phẩm công nghệ thông tintrong nước, đại diện Vụ Công nghệ thông tin (Bộ Thông tin và Truyềnthông) cho biết việc ưu tiên sử dụng sản phẩm, dịch vụ công nghệ thôngtin trong nước nhằm từng bước tạo đà cho các doanh nghiệp trong nước cónhững sản phẩm chất lượng cao; hỗ trợ thúc đẩy phát triển công nghệthông tin trong nước.
Nhìn chung, nội dung đầu tư hiện nay tại các cơquan, đơn vị gồm có: nâng cấp, lắp đặt hạ tầng mạng; mua sắm thiết bịcông nghệ thông tin, thiết bị mạng và phần mềm hệ thống, xây dựng cácphần mềm nội bộ chuyên dùng; thiết lập hệ thống bảo mật, an ninh mạng…
Một số địa phương đã thực hiện nghiêm, đúng với tinh thần chỉ đạo củaChính phủ và Thủ tướng Chính phủ khi mua sắm sản phẩm công nghệ thôngtin như: Bến Tre, Bắc Giang, Bình Thuận, Nam Định, Sóc Trăng, Thừa Thiên-Huế, Hải Dương, Quảng Ngãi,… Đặc biệt, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã đầutư, mua sắm sản phẩm công nghệ thông tin được sản xuất hoàn toàn trongnước (511 phần mềm trong nước và 1048 thiết bị sản xuất trong nước)./.