[Photo] 67 năm Ngày giải phóng Thủ đô: Hà Nội - Trái tim của cả nước

67 năm sau ngày giải phóng, vai trò, vị thế, uy tín của Hà Nội ngày càng được nâng cao, xứng đáng là Thủ đô - trái tim của cả nước; là “Thành phố Vì hòa bình” và có mối quan hệ quốc tế sâu rộng.
Khi bộ đội ta vào tiếp quản Hà Nội, nhân dân nồng nhiệt chào đón và tặng những đóa hoa tươi cho các chiến sỹ. (Ảnh: TTXVN)
Sáng 10/10, các cánh quân của Đại đoàn quân Tiên phong từ các cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô được giải phóng trong rừng cờ hoa đón chào của 20 vạn người dân Hà Nội. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Các đơn vị bộ đội thuộc Đại đoàn 308 quân Tiên phong tiến vào khu vực ngã năm Bờ Hồ (nay là quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục), sáng 10/10/1954 trong tiếng reo vui của hàng vạn người dân Thủ đô. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Nhân dân chào đón đoàn xe Ủy ban quân chính qua phố Hàng Ngang. (Ảnh: TTXVN)
Tối 11/2/2021 (30 Tết), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thăm hỏi và chúc tết người dân Thủ đô tại Tượng đài Lý Thái Tổ (Hà Nội). (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với các đại biểu tại Thành ủy Hà Nội nhân dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, chào mừng Đại hội lần thứ XIII của Đảng thành công tốt đẹp, tối 11/2/2021 (30 Tết). (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Hà Nội là thành phố bình yên, có sức hấp dẫn lớn đối với du khách, các nhà đầu tư và khách quốc tế không chỉ bởi cảnh đẹp và bề dày văn hóa truyền thống, mà còn ở sự an toàn tuyệt đối, sự thân thiện, hiếu khách của người dân Thủ đô. Trong ảnh: Nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam, ngày 7/5/2019, Công chúa kế vị Thụy Điển Victoria Ingrid Alice Desiree (phải) cùng Đại sứ Thụy Điển đến thưởng thức món Bún bò Nam Bộ tại ngõ 35 phố Kim Mã Thượng, phường Cống Vị, quận Ba Đình, để được trực tiếp chứng kiến và trải nghiệm cách sống rất riêng của người Hà Nội. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Hà Nội với 36 phố cổ và khu phố Tây kiến trúc Pháp cùng Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu-Quốc Tử Giám… có nhiều di sản, lễ hội văn hóa, nhiều món ẩm thực được yêu thích. Trong ảnh: Bà Irina Bokova, Tổng Giám đốc UNESCO trao danh hiệu Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long là Di sản Văn hoá Thế giới cho Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, tại lễ khai mạc chuỗi hoạt động của Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, ngày 1/10/2010. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)
Hà Nội là thành phố bình yên, có sức hấp dẫn lớn đối với du khách, các nhà đầu tư và khách quốc tế không chỉ bởi cảnh đẹp và bề dày văn hóa truyền thống, mà còn ở sự an toàn tuyệt đối, sự thân thiện, hiếu khách của người dân Thủ đô. Trong ảnh: Trong chuyến thăm chính thức tới Việt Nam, sáng 8/5/2019, Công chúa kế vị Thụy Điển Victoria Ingrid Alice Desiree và Phu quân đi dạo phố khu vực quanh hồ Hoàn Kiếm và cùng nhảy theo điệu nhạc của người dân Hà Nội tập thể dục tại vườn hoa Lý Thái Tổ. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Hà Nội là thành phố bình yên, có sức hấp dẫn lớn đối với du khách, các nhà đầu tư và khách quốc tế không chỉ bởi cảnh đẹp và bề dày văn hóa truyền thống, mà còn ở sự an toàn tuyệt đối, sự thân thiện, hiếu khách của người dân Thủ đô. Trong ảnh: Trong chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Việt Nam, tối 23/5/2016, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đến dùng bữa tối tại quán bún chả Hương Liên trên phố Lê Văn Hưu, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) trong sự chào đón nồng nhiệt của đông đảo người dân Thủ đô. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Với vị thế là Thành phố vì hòa bình Hà Nội đã thực sự thu hút hàng triệu du khách cả trong nước và quốc tế đến tham quan, thưởng ngoạn. Trong ảnh: Lễ hội hoa Anh đào Nhật Bản được tổ chức thường niên, không chỉ thể hiện mối quan hệ hữu nghị giữa thủ đô hai nước Việt Nam-Nhật Bản mà còn toát lên hình ảnh một Thủ đô đang từng ngày phát triển và hội nhập, thu hút rất đông du khách trong nước và quốc tế. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Nhiều sự kiện lớn mang tầm vóc quốc tế đã được tổ chức thành công tại Hà Nội liên tục những năm qua đã chứng minh vì sao Hà Nội xứng đáng được vinh danh Thành phố vì hòa bình. Trong ảnh: Đoàn xe đưa Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un di chuyển qua Quảng trường Cách mạng Tháng Tám để đến gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump, tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần thứ hai, ngày 28/2/2019. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Trường THCS Chu Văn An, xã Tứ Hiệp (Thanh Trì) - trường đạt chuẩn quốc gia, được đầu tư xây dựng theo tiêu chí Nông thôn mới. Thanh Trì là một trong ba huyện cán đích chuẩn nông thôn mới sớm nhất trên toàn thành phố. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Trường THCS Chu Văn An, xã Tứ Hiệp (Thanh Trì) - trường đạt chuẩn quốc gia, được đầu tư xây dựng theo tiêu chí nông thôn mới. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Thành phố Hà Nội luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, coi đó như một trọng điểm ưu tiên trong chính sách phát triển. Trong ảnh: Chương trình "Sữa học đường" được triển khai trên toàn thành phố, đến nay đã có gần 1 triệu trẻ trong độ tuổi tham gia chương trình (chiếm 90%); nhiều cơ sở giáo dục lên đến 100%. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Đoàn học sinh Hà Nội đã giành Huy chương Vàng khi tham dự Cuộc thi Olympic Phát minh và Sáng chế thế giới (WICO) năm 2019. (Ảnh: TTXVN phát)
Thành phố Hà Nội luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, coi đó như một trọng điểm ưu tiên trong chính sách phát triển. Trong ảnh: Nhằm giúp học sinh lớp 9 và 12 chủ động ôn luyện và học tập trong thời gian nghỉ học để phòng chống dịch COVID-19, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đang phối hợp Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội sản xuất và phát sóng chương trình học trên truyền hình các môn học năm học 2019-2020. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Những hàng hoa trên phố Thụy Khuê từ lâu đã trở thành một nét đẹp của Thủ đô. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Tuyến đường Vành đai 3 của thủ đô Hà Nội. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Cầu vượt Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội). (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)
Cầu Nhật Tân (Hà Nội). (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Đoàn tàu Cát Linh-Hà Đông đoạn qua hồ Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Hệ thống trạm bơm cấp nước phục vụ vùng rau an toàn của xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì. Thanh Trì là huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017 với 15/15 xã đạt chuẩn. (Ảnh: Đình Huệ/TTXVN)
Thủ đô Hà Nội rực rỡ về đêm với những tòa nhà cao tầng. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Hồ Linh Đàm (quận Hoàng Mai) có diện tích mặt nước khoảng hơn 73ha, góp phần tạo cảnh quan và không khí trong lành cho khu vực phía Nam của thành phố. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Khách du lịch quốc tế tham quan đền Ngọc Sơn (Hà Nội). (Ảnh: Thanh Hà/TTXVN)
Khách tham quan các hoạt động trình diễn tại Lễ hội đường phố với chủ đề Tinh hoa Hà Nội - Hội tụ và tỏa sáng. (Ảnh: TTXVN)
Khách du lịch nước ngoài thích thú với dịch vụ xe bus 2 tầng quanh Hà Nội. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)
Dây chuyền sản xuất bao bì đựng thức ăn gia súc tại Công ty TNHH Tân Trang (huyện Thanh Trì, Hà Nội). (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Sản xuất giày xuất khẩu sang thị trường châu Âu tại Công ty TNHH Hóa dệt Hà Tây. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)
May veston xuất khẩu tại Xí nghiệp may veston Hà Nội, quận Long Biên, Hà Nội. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)
Trang trại trồng nấm công nghệ cao KMS theo công nghệ Hàn Quốc ở xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn (Hà Nội), mỗi tháng thu hoạch và cung cấp cho thị trường hơn 40 tấn sản phẩm nấm các loại, doanh thu gần 1,5 tỷ đồng, tạo việc làm ổn định cho 20 lao động địa phương. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Chăm sóc đàn lợn giống tại trang trại của gia đình anh Phùng Văn Thụy. Đây là trang trại chăn nuôi lợn khép kín mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Ba Vì, Hà Nội. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Quét mã QR truy xuất nguồn gốc sản phẩm, cung cấp cho hệ thống các cửa hàng thực phẩm sạch trên địa bàn tại Hợp tác xã rau hữu cơ Thanh Xuân (xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội). (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Sản xuất mây tre đan xuất khẩu ở Phú Xuyên. Đây là nghề đem lại thu nhập và công việc ổn định cho lao động nông thôn Hà Nội. (Ảnh Trọng Đạt/TTXVN)
Để mọi người dân đều có khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe có chất lượng ngay tại cơ sở, ngành y tế Hà Nội luôn củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống y tế cơ sở, qua đó góp phần quan trọng vào thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.Trong ảnh: Nhân viên y tế hướng dẫn người bệnh thao tác, đặt thẻ quẹt máy tự động nhận và hiển thị thông tin cá nhân khám chữa bệnh tại bệnh viện Đa khoa Đức Giang. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Bệnh viện Tim Hà Nội là một trong 6 bệnh viện công lập được Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt đề án đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế từ nguồn vốn vay tín dụng, là điểm sáng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế. Trong ảnh: Bệnh viện Tim Hà Nội đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại đáp ứng nhu cầu chẩn đoán điều trị chất lượng cao. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Tránh nắng nóng, nông dân xã Kim Bài, huyện Thanh Oai (Hà Nội) tranh thủ cấy vào rạng sáng. (Ảnh: Hoàng Việt/TTXVN phát)
Chế biến thực phẩm tại Nhà máy chế biến thực phẩm C.P Hà Nội (Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam). (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục