[Photo] Dấu tích thảm họa hạt nhân tại Nhật Bản cách đây 70 năm
Ngày 6/8 và 9/8 cách đây 70 năm, thế giới đã lần đầu tiên chứng kiến bom nguyên tử được sử dụng trong chiến tranh, gây ra tổn thất to lớn về cả vật chất và tinh thần cho người dân Nhật Bản.
Tiến Đạt
Sức tàn phá khủng khiếp mà bom nguyên tử gây ra tại thành phố Hiroshima, Nhật Bản ngày 6/8/1945. Tổng cộng đã có hơn 200.000 người ở 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki thiệt mạng sau thảm họa này. Nhật Bản đã đầu hàng vô điều kiện sau khi hứng chịu quả bom nguyên tử giáng xuống thành phố Nagasaki ngày 9/8, kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2. (Nguồn: AP)
Một đám mây hình nấm khổng lồ được tạo ra sau khi máy bay B-29 thả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima. Ước tính 140.000 người đã thiệt mạng. Những người may mắn sống sót cũng sớm qua đời do nhiễm phóng xạ. (Nguồn: AP)
Một bức ảnh thể hiện sức tàn phá khủng khiếp của quả bom khi so sánh thời điểm thành phố trước khi bị công phá (Trên) và sau đó (Dưới). (Nguồn: EPA)
Đại tá Paul Tibbets lái máy bay Enola Gay, chiếc máy bay thả quả bom nguyên tử xuống Hiroshima. Ông đang vẫy tay chào từ buồng lái của mình trước khi cất cánh từ đảo Tinian 6/8/1945. (Nguồn: AP)
Một quả bom nguyên tử 20 kiloton, cùng loại với quả bom đã được thả xuống thành phố Hiroshima. (Nguồn: AP)
Những người may mắn sống sót sau thảm họa hạt nhân vào ngày 6/8/1945 tại Hiroshima. Đây là lần đầu tiên loại bom này được sử dụng trong chiến tranh, nó đã phá hủy toàn bộ nhà cửa, khiến nhiều người thiệt mạng. Những người sống sót cũng chịu nhiều tổn thất về thể chất và tinh thần. (Nguồn: AP)
Tổng thống Mỹ, Harry Truman đang thông báo trên đài phát thành về cuộc tấn công bom nguyên tử bất ngờ nhằm vào Nhật Bản. (Nguồn: AP)
Bức ảnh của quân trinh thám ghi lại những điểm công phá của quân đội Mỹ nhằm vào thành phố Hiroshima. (Nguồn: AP)
Một chiếc đồng hồ bị chết vào lúc 8 giờ 15 phút sáng, thời điểm vụ nổ nguyên tử Hiroshima diễn ra vào ngày 6/8/1945. Chiếc đồng hồ này thuộc về Kengo Nikawa, 59 tuổi, đang trên đường đi làm và đang ở cách vụ đánh bom tại trung tâm khoảng 1.600m. Nikawa qua đời vào ngày 22/8/1945, 16 ngày sau vụ đánh bom. (Nguồn: EPA)
Ngôi đền Shinto ở Nagasaki may mắn vượt qua vụ thảm họa. (Nguồn: EPA)
Một lò phản ứng hạt nhân của nhà máy điện hạt nhân Indian Point nằm cách thành phố New York khoảng hơn 60km về phía Bắc đã phải đóng cửa sau khi một máy biến thế bị cháy.
Chính quyền thành phố Hiroshima của Nhật Bản đang gấp rút chuẩn bị cho Lễ tưởng niệm 70 năm thảm họa bom nguyên tử sẽ diễn ra tại Công viên Tưởng niệm Hòa bình vào ngày mai (6/8).
Thị trưởng thành phố thúc giục các nhà lãnh đạo trên thế giới cần hồi sinh quyết tâm từ bỏ vũ khí hạt nhân và theo đuổi hòa bình giống như những gì thể hiện trong Hiến pháp hòa bình của Nhật Bản.
Rất nhiều khách du lịch chọn Hiroshima để có thể tìm hiểu, sẻ chia về những mất mát mà người dân nơi đây đã phải hứng chịu, cũng như tận mắt chứng kiến tinh thần vươn lên không ngừng của người Nhật.