[Photo] "Du hành quá khứ" với tàu hơi nước cổ nhất Trung Quốc
Dù đang cố gắng xây dựng đường tàu cao tốc đắt tiền nhất thế giới với chiều dài đường sắt lên tới 16.000km, Trung Quốc còn sở hữu một trong những tàu hơi nước cổ nhất hiện nay.
Các nhân viên đang kiểm tra đầu hơi nước để chuẩn bị cho chuyến đi đầu tiên trong ngày bắt đầu từ ga Shixi. (Ảnh: Kevin Frayer)
Các nhân viên đang kiểm tra đầu hơi nước để chuẩn bị cho chuyến đi đầu tiên trong ngày bắt đầu từ ga Shixi.(Ảnh: Kevin Frayer)
Đường sắt Gia Dương nối hai đầu thị trấn Shixi và Bagou của tỉnh Tứ Xuyên, được xây dựng vào năm 1958 để vận chuyển than. (Ảnh: Kevin Frayer/Ibtimes)
Nhân viên của tàu đang xúc than đổ vào động cơ hơi nước. (Ảnh: Kevin Frayer/Ibtimes)
Một công nhân tại xưởng ga tàu Shixi.(Ảnh: Kevin Frayer/Ibtimes)
Vào năm 1978, con tàu này bắt đầu vận chuyển hành khách. Đây là cách duy nhất để người dân địa phương di chuyển giữa hai thị trấn trước khi đường bộ được hoàn thành cách đây vài năm. (Ảnh: Kevin Frayer/Ibtimes)
Hàng hóa vận chuyển đơn giản, ghế gỗ và không có cửa sổ bằng kính. Nhiều hành khách mang theo các loại gia cầm và lợn tới chợ để buôn bán. Giá khá rẻ, vé một chiều chỉ khoảng 5 nhân dân tệ. (Ảnh: Kevin Frayer/Ibtimes)
Một hành khách trên tàu. (Ảnh: Kevin Frayer/Ibtimes)
Đối với các khoang hạng sang, hành khách sẽ có thêm điều hòa để giúp du khách trải nghiệm thời kỳ cách mạng công nghiệp hóa thạch. (Ảnh: Kevin Frayer/Ibtimes)
Giá cho vé du lịch gấp 10 lần so với loại dịch vụ cho dân địa phương nhưng bạn sẽ có người hướng dẫn và cơ hội để chụp ảnh cảnh tàu ở khu danh lam thắng cảnh với tốc độ cao nhất lúc 30km mỗi giờ. (Ảnh: Kevin Frayer/Ibtimes)
Quãng đường dài 20km sẽ băng qua khu vùng núi đầy sương, những rừng tre và cánh đồng lúa bát ngát. Nhiều ngôi làng nhỏ nằm dọc đường tàu tồn tại biệt lập với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc. (Ảnh: Kevin Frayer/Ibtimes)
Chuyến tàu băng qua các vùng núi đầy sương. (Ảnh: Kevin Frayer/Ibtimes)
Các hành khách lấy hàng xuống tàu. (Ảnh: Kevin Frayer/Ibtimes)
Người dân đi dọc theo đường ray. (Ảnh: Kevin Frayer/Ibtimes)
Người dân đi qua hầm để có thể bắt tàu gần Bagou. (Ảnh: Kevin Frayer/Ibtimes)
Hành khách phản ứng hứng thú với tiếng còi inh tai của tàu hơi nước. (Ảnh: Kevin Frayer/Ibtimes)
Cảnh hoang sơ bên ngoài đường tàu. (Ảnh: Kevin Frayer/Ibtimes)
Tàu đi qua rừng tre. (Ảnh: Kevin Frayer/Ibtimes)
Tàu đi qua cánh đồng lúa. (Ảnh: Kevin Frayer/Ibtimes)
Người dân sống bên đường tàu. (Ảnh: Kevin Frayer/Ibtimes)
Những ngôi làng tồn tại biệt lập. (Ảnh: Kevin Frayer/Ibtimes)
Ông già đang hút thuốc gần đường ray ở thị trấn Bagou. (Ảnh: Kevin Frayer/Ibtimes)
Người phụ nữ mang hàng hóa ra bán tại chợ từ ga Shixi. (Ảnh: Kevin Frayer/Ibtimes)
Bà già các củi qua nhà ga. (Ảnh: Kevin Frayer/Ibtimes)
Điểm dừng chân cuối cùng của chuyến tàu là thị trấn Bagou. Nơi đây từng có dân cư lên tới 20.000 người nhưng việc đóng cửa các mỏ than đã dẫn tới việc di cư của người dân. Các thợ mỏ chuyển đi nơi khác, trường học và bệnh viện đóng cửa. Thị trấn bây giờ chỉ còn những tòa nhà cũ kỹ và 1.000 đã thuộc dân số già. (Ảnh: Kevin Frayer/Ibtimes)
Tuy nhiên, việc phát triển đường sắt dường như đang mang lại cơ hội cho thị trấn. Những ngôi nhà mái trước đây của người thợ mỏ được phục hồi và trở thành khách sạn du lịch. (Ảnh: Kevin Frayer/Ibtimes)
Hòn đảo hẻo lánh Saint Helena nằm ở Nam Đại Tây Dương, nơi hoàng đế Pháp Napoleon Bonaparte bị lưu đày, sắp tới sẽ có dịch vụ hàng không thương mại đầu tiên.
Ngày 19/5, hãng thông tấn Jiji Press đưa tin Nhật Bản sẽ công bố một kế hoạch trị giá 100 tỷ USD để đầu tư vào các dự án cầu đường, đường sắt và những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khác ở châu Á.