Vào thời điểm này, các hộ trồng đào bắt đầu tiến hành ghép mắt cho đào thế mùa sau và tiến hành tuốt lá cho đào cành phục vụ Tết Bính Thân 2016.
Từ tháng 11 năm trước đến tháng Một năm sau, làng đào Nhật Tân (phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội) bắt đầu vào mùa gối vụ.
Vào thời điểm này, các hộ trồng đào bắt đầu tiến hành ghép mắt cho đào thế mùa sau và tiến hành tuốt lá cho đào cành phục vụ Tết Bính Thân 2016.
Đối với loại đào cành, người trồng đào ở Nhật Tân có nhiều thời điểm tuốt lá khác nhau để phục vụ khách chơi từ thời gian Tết Dương lịch đến Tết Nguyên đán. (Ảnh: Công Đạt/Báo Ảnh Việt Nam)
Tận dụng thời tiết ấm lên, người dân trồng đào ở Nhật Tân bắt đầu vụ mùa tỉa lá cho loại đào cành. (Ảnh: Công Đạt/Báo Ảnh Việt Nam)
Mắt của thân cành đào bích được gọt để ghép vào những gốc đào rừng. (Ảnh: Việt Cường/Báo Ảnh Việt Nam)
Việc ghép mắt đào bích (hay còn gọi là đào nhà) với gốc đào rừng chỉ được tiến hành trước Tết Nguyên đán khoảng hai tháng vì khi mắt đào bám nhựa đến năm mới là mùa xuân thì cây có thể đâm cành, nẩy lộc. (Ảnh: Công Đạt/Báo Ảnh Việt Nam)
Những mắt thắm nhà được phối trên gốc đào rừng. (Ảnh: Thông Thiện/Báo Ảnh Việt Nam)
Một gốc đào rừng đẹp, người dân Nhật Tân có thể ghép từ 20-50 mắt đào thắm. (Ảnh: Thông Thiện/Báo Ảnh Việt Nam)
Công đoạn tưới nước giữ ấm cho những gốc đào. (Ảnh: Việt Cường/Báo Ảnh Việt Nam)
Những cây đào rừng được ghép mắt từ năm trước đã đâm cảnh, nẩy lộc chờ ra hoa phục vụ Tết năm nay. (Ảnh: Công Đạt/Báo Ảnh Việt Nam)
Đối với đào cảnh, vào thời điểm này, người dân bắt đầu tuốt lá để cây tích dưỡng chất đâm nụ, ra hoa đúng vào dịp Tết nguyên đán. (Ảnh: Thông Thiện/Báo Ảnh Việt Nam)
Những bông đào phai nở sớm ở làng trồng đào Nhật Tân. Ảnh: Công Đạt/Báo Ảnh Việt Nam)
(Báo Ảnh Việt Nam/Vietnam+)