[Photo] Hạ tầng giao thông Thủ đô có những bước phát triển vượt bậc

Hà Nội đã không ngừng lớn mạnh, trở thành một Thủ đô văn minh, hiện đại, là động lực phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước, trong đó, hạ tầng giao thông có những bước phát triển vượt bậc.
Cầu Nhật Tân bắc qua sông Hồng, tổng mức đầu tư hơn 13.600 tỷ đồng, là cầu dây văng liên tục với 5 trụ tháp hình thoi và 6 nhịp dây văng, tượng trưng cho 5 cửa ô của Thủ đô, khánh thành ngày 4/1/2015. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Dự án cầu cạn Mai Dịch-Nam Thăng Long thuộc tuyến đường Vành đai 3 Hà Nội có tổng chiều dài 5,367 km, thông xe ngày 11/10/2020. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
2 cầu đi thấp qua hồ Linh Đàm, tổng chiều dài gần 542 m, thuộc tuyến đường Vành đai 3 Hà Nội, khánh thành ngày 6/10/2020. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Hầm chui Kim Liên-Xã Đàn là hầm chui đầu tiên ở Thủ đô, tổng mức đầu tư 467 tỷ đồng, dài 140 m, kết nối đường Trần Khát Chân và Kim Liên, Xã Đàn thuộc hệ thống đường Vành đai 1, khánh thành năm 2009. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Cầu vượt Ô Đông Mác-Nguyễn Khoái, quận Hai Bà Trưng được xây dựng bằng kết cấu thép theo hướng Vành đai 1, dài 232m, tổng mức đầu tư hơn 166 tỷ đồng, khánh thành ngày 26/12/2016. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Cầu vượt Hoàng Minh Giám-Nguyễn Chánh là cầu vượt bằng thép thứ 8 ở thủ đô Hà Nội, tổng mức đầu tư 148 tỷ đồng, tổng chiều dài toàn tuyến gần 600 m, khánh thành ngày 21/5/2016.(Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Cầu vượt nút giao Đại Cồ Việt-Trần Khát Chân là cầu vượt kết cấu thép thứ 6 tại Thủ đô, dài 352,4m, tổng mức đầu tư trên 181,3 tỷ đồng, khánh thành ngày 30/6/2013.(Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Cầu vượt nút giao Nguyễn Chí Thanh-Đường Láng dài 315 m, rộng 16 m, tổng vốn đầu tư gần 350 tỷ đồng, là cây cầu vượt kết cấu thép lớn nhất tại Hà Nội, thông xe ngày 16/12/2012.(Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Đường Láng-Hòa Lạc là tuyến cao tốc trọng điểm nằm trong quy hoạch chung chuỗi đô thị Xuân Mai-Miếu Môn-Hòa Lạc-Sơn Tây và dài nhất nước (gần 29 km), đi từ ngã tư giao cắt với đường Phạm Hùng-Khuất Duy Tiến-Trần Duy Hưng, qua các huyện Từ Liêm, Hoài Đức, Quốc Oai và Thạch Thất, đến ngã tư nối với Quốc lộ 21A. Công trình được khánh thành ngày 3/10/2010 và từ giữa tháng 7/2010 được đổi tên thành Đại lộ Thăng Long. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Nút giao thông cửa ngõ phía Nam Thủ đô - một trong những công trình giao thông trọng điểm của Hà Nội, giúp cải thiện đáng kể mạng lưới giao thông. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Nút giao thông Pháp Vân - Vành đai 3 là dự án đầu tư xây dựng đường kết nối đường Pháp Vân-Cầu Giẽ với đường Vành đai 3 Hà Nội. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông có chiều dài tuyến đi trên cao là 13,5 km, đưa vào khai thác từ ngày 6/11/2021. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)
Nút giao thông giữa đường Vành đai 3 với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, tổng mức đầu tư hơn 400 tỷ đồng, được đưa vào sử dụng từ 1/2021. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Trục đường Vành đai 2 trên cao dọc sông Tô Lịch xanh mát bóng cây. (Ảnh:Tuấn Anh/TTXVN)
Cầu vượt nút giao đường Hoàng Quốc Việt-Nguyễn Văn Huyên (quận Cầu Giấy) là một trong những dự án giao thông trọng điểm của Thủ đô với tổng mức đầu tư 560 tỷ đồng, tổng chiều dài 278 m, rộng 16 m, khánh thành ngày 28/8/2020. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Đoạn Quốc lộ 6 chạy qua huyện Chương Mỹ, quận Hà Đông (Hà Nội). (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Dự án đường sắt đô thị Nhổn-ga Hà Nội đang tiến hành chạy thử các đoàn tàu ở chế độ vận hành tự động.(Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Hầm chui nút giao Thanh Xuân (quận Thanh Xuân) tại ngã tư Nguyễn Trãi-Khuất Duy Tiến, dài 980m, tổng mức đầu tư 551 tỷ đồng, khánh thành ngày 8/1/2016. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Cầu Thanh Trì là cây cầu lớn nhất trong 7 cây cầu của Hà Nội bắc qua sông Hồng, bắt đầu từ điểm cắt Quốc lộ 1A tại Pháp Vân (Thanh Trì), điểm cuối cắt Quốc lộ 5 tại Sài Đồng (Long Biên), khánh thành ngày 9/10/2010. (Ảnh: Phạm Tuấn Anh/TTXVN)
Cầu vượt nút giao Chùa Bộc-Phạm Ngọc Thạch dài hơn 320 m, tổng vốn đầu tư 150 tỷ đồng, hoàn thành cuối tháng 6/2023. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Đường Vành đai 2 trên cao đoạn qua nút giao Ngã Tư Vọng khánh thành ngày 11/1/2023. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Đường Võ Chí Công nối cầu Nhật Tân với trung tâm thành phố Hà Nội. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Đường Vành đai 3, đoạn Phạm Văn Đồng nối với cầu Thăng Long.(Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Nút giao thông Pháp Vân-Cầu Giẽ - cửa ngõ phía Nam của Thủ đô. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Quốc lộ 5 đoạn trên địa bàn huyện Gia Lâm - tuyến đường huyết mạch nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh, thành phố khu vực Đông Bắc được đưa vào khai thác từ năm 1998. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Đường Phạm Văn Đồng và cầu cạn Mai Dịch-Nam Thăng Long hiện là một trong những tuyến giao thông đẹp, hiện đại nhất của thủ đô Hà Nội. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Đoạn đường Vành đai 2 bắt đầu từ nút giao Bưởi-Hoàng Quốc Viêt, chạy uốn lượn dọc bờ sông Tô Lịch.(Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Trục đường hướng tâm Nguyễn Trãi cùng với tuyến đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Nút giao thông Ngã Tư Sở. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Trục đường Đại lộ Thăng Long nối trung tâm thành phố với các huyện phía Tây Hà Nội.(Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Cầu Đông Trù bắc qua sông Đuống, nằm trên Quốc lộ 5 kéo dài, nối xã Đông Hội, huyện Đông Anh và phường Ngọc Thụy, quận Long Biên. Cầu rộng 55 m, dài 1.240 m, được xây dựng theo kiểu vòm ống thép, khánh thành ngày 9/10/2014.(Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Nút giao thông Cầu Giấy với tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Hầm chui Trung Hòa đoạn nối đường Trần Duy Hưng - Đại lộ Thăng Long được thông xe năm 2016, là một trong những nút giao thông đa tầng hiện đại bậc nhất Thủ đô, được phủ một màu xanh tươi mát. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Cầu Vĩnh Tuy bắc qua sông Hồng, nối quận Hai Bà Trưng và quận Long Biên, dài 5,8 km, tổng mức đầu tư gần 3.600 tỷ đồng, khánh thành giai đoạn 1 cuối tháng 9/2010. (Ảnh: Phạm Tuấn Anh/TTXVN)
Hầm chui Lê Văn Lương-Khuất Duy Tiến là một trong 6 dự án giao thông trọng điểm của Hà Nội, tổng mức đầu tư gần 700 tỷ đồng, chính thức khánh thành và đưa vào sử dụng từ ngày 5/10/2022. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Đường Phạm Văn Đồng dài 5,2km, thuộc tuyến đường Vành đai 3, là trục giao thông huyết mạch nối huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc vào khu trung tâm thành phố. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)
Tàu điện trên cao Cát Linh-Hà Đông đi qua nút giao 4 tầng Nguyễn Trãi-Vành đai 3. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, tổng mức đầu tư 2.538 tỷ đồng đang được khẩn trương thi công, khi hoàn thành, khớp nối với đường Vành đai 2 trên cao để tạo thành trục giao thông hoàn chỉnh từ trung tâm Hà Nội tới khu vực phía Bắc và Đông Bắc của Hà Nội. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Tuyến đường Vành đai 3 trên cao đi qua bán đảo Linh Đàm (quận Hoàng Mai). (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục