[Photo] Hoa gạo bung nở đỏ rực rỡ bên góc sân chùa Thầy
Những ngày tháng Ba, về dưới chân núi Sài Sơn (Hà Nội) sẽ thấy hoa gạo nở đỏ rực cả khoảng trời. Nơi đây trở thành điểm đến được phái đẹp tìm về ghi lại những khoảnh khắc đẹp cùng hoa và áo dài.
Xuân Mai
Những ngày tháng Ba, về dưới chân núi Sài Sơn (huyện Quốc Oai, Hà Nội) sẽ thấy hoa gạo nở đỏ rực cả khoảng trời.(Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Thủy Đình là một kiến trúc biểu tượng của chùa Thầy. Vào mùa lễ hội, nơi đây trở thành sân khấu của các nghệ sỹ múa rối nước. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Tương truyền, chùa được xây dựng trên thế đất hình rồng, quay mặt về hướng Nam. Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Những bông gạo đỏ rực như lửa tô điểm cho không gian trầm mặc của ngôi chùa cổ kính. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Vào mùa hoa, lá rụng hết nhường chỗ cho những 'đốm lửa' thắp rực rỡ tô điểm cho không gian trầm mặc. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Hoa rụng trên mái cây cầu cổ Nhật Tiên Kiều. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Một góc chùa Thầy đẹp tựa bức tranh thủy mặc với mặt nước xanh ngắt soi bóng mái cây cầu cổ cong cong, dáng cây xoài cổ thụ nghiêng nghiêng và cây gạo đỏ rực hoa. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Nơi đây trở thành điểm đến ưa thích của giới trẻ mỗi độ hoa bung sắc. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Không chỉ các nhiếp ảnh gia thường tìm đến đây mỗi mùa hoa mà 'một nửa thế giới' cũng về dưới bóng cây 'khoe sắc.' (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Ai đi qua cũng phải ngước nhìn sắc hoa gạo đỏ. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Những tán hoa nở trước sân chùa cổ đã 1.000 năm tuổi. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Tương truyền, gốc cây gạo cổ xưa có niên đại gần với chùa cổ nghìn năm nhưng sau đã già cỗi và thay vào đó là gốc gạo cổ thụ ngày nay. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Với những ngôi nhà cổ có kiến trúc độc đáo xây dựng bằng đá ong và cột gỗ lim, làng cổ Đường Lâm vẫn lưu giữ được những nét đặc trưng cơ bản của một ngôi làng ở Bắc Bộ.
Được ví như vân tay của trời, ruộng bậc thang Mù Cang Chải là một công trình kiến trúc nghệ thuật mang đầy tính sáng tạo từ đôi bàn tay khéo léo của đồng bào Mông sinh sống trên mảnh đất này.
Những ngày này, người dân đi qua con đường có cây hoa gạo đỏ rực ở huyện Anh Sơn, Nghệ An, không khỏi ngỡ ngàng, thích thú khi thấy hàng chục đàn ong rừng về xây tổ, làm mật.
Trên con đường làng, dưới bóng những cây gạo là hình ảnh của những người dân quê mộc mạc, đám học trò nô đùa, trẻ chăn trâu thảnh thơi đầy chất trữ tình.
Những cây hoa gạo cổ thụ ở núi Long, Thanh Hóa đã có tuổi đời gần 100 năm, cứ đến tháng Ba là trổ hoa rực rỡ như những đốm lửa trên nền trời xanh, thu hút giới trẻ tới tham quan, chụp ảnh.