[Photo] Kỷ niệm Ngày Toàn quốc kháng chiến: Cháy mãi ngọn lửa ái quốc
Đêm 19 rạng sáng 20/12/1946, tiếng súng kháng chiến bắt đầu nổ ra ở Hà Nội, mở đầu thời kỳ cả nước kháng chiến chống Pháp xâm lược.
Lời kêu gọi đồng bào cả nước đứng lên chống giặc Pháp xâm lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Quân và dân Hà Nội đào giao thông hào ngay trong Bắc Bộ phủ, sẵn sàng chiến đấu chống giặc. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Quân và dân Thủ đô lập chướng ngại vật trên đường phố, sẵn sàng chiến đấu cản bước tiến của địch. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Các chiến sỹ tự vệ và nhân dân Hà Nội đào hầm hào, xây công sự chuẩn bị chiến đấu. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Phát lệnh toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội, tháng 12/1946. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
Vệ Quốc đoàn lập chốt chiến đấu tại chợ Đồng Xuân. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chiến sỹ Trần Thành, đoàn viên Thanh niên cứu quốc Hoàng Diệu, ôm bom ba càng, sẵn sàng tiêu diệt xe tăng địch trên đường phố Thủ đô Hà Nội ngày 23/12/1946 - những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến, với ý chí 'Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.' (Ảnh: Nguyễn Bá Khoản/Tư liệu TTXVN)
Các chiến sỹ Vệ Quốc đoàn chiến đấu kiên cường bảo vệ từng ngôi nhà, tấc đất của Thủ đô trong những ngày Toàn quốc kháng chiến, tháng 12/1946. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Quân và dân Thủ đô lập chốt chiến đấu trên phố Hàng Bài. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Ban chỉ huy Trung đoàn Thủ đô (sau thuộc Sư đoàn 308-Đại đoàn Quân Tiên phong) bàn kế hoạch tác chiến trong những ngày Toàn quốc kháng chiến. Sau 9 năm, cũng chính những người lính của Trung đoàn đã trở về tiếp quản Thủ đô giải phóng (10/10/1954) trong tư thế những người chiến thắng. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm một đơn vị 'quyết tử' của Hà Nội đầu năm 1947. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
Đêm 17, rạng sáng 18/2/1947, lực lượng của Trung đoàn Thủ đô chia thành từng đơn vị nhỏ cùng nhân dân Liên khu phố I lặng lẽ đi dưới gầm cầu Long Biên, vượt sông Hồng, sông Đuống, bí mật vượt qua vòng vây an toàn lên chiến khu, kết thúc 60 ngày đêm giam chân quân Pháp trong lòng Hà Nội. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
Đêm 17, rạng sáng 18/2/1947, lực lượng của Trung đoàn Thủ đô chia thành từng đơn vị nhỏ cùng nhân dân Liên khu phố I lặng lẽ đi dưới gầm cầu Long Biên, vượt sông Hồng, sông Đuống, bí mật vượt qua vòng vây an toàn lên chiến khu, kết thúc 60 ngày đêm giam chân quân Pháp trong lòng Hà Nội. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
Ngày 26/9/1945, tại ga Hàng Cỏ, đoàn quân Nam tiến đầu tiên rời Hà Nội vào chi viện cho miền Nam, mở đầu cho phong trào Nam tiến, cả nước sát cánh cùng đồng bào Nam bộ và Nam Trung bộ đánh giặc cứu nước. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
Lực lượng vũ trang cách mạng tham gia phong trào Nam tiến, sát cánh cùng đồng bào Nam bộ và Nam Trung bộ đánh giặc cứu nước. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Xe của giặc bị phá hủy tại trận Giòng Dứa (Mỹ Tho). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Vào sáng sớm, đến hang Mường Tỉnh, du khách sẽ bắt gặp cảnh những dải mây trắng mờ ảo, bồng bềnh trôi trên lưng chừng núi, bảng lảng trên nương lúa, nương ngô.
Vượt qua muôn vàn gian lao, thử thách, Quân đội Nhân dân Việt Nam giương cao ngọn cờ “Quyết chiến-Quyết thắng," cùng toàn dân lập nên những chiến công hiển hách, viết nên trang sử cách mạng hào hùng.
Trải qua một thời gian chúng ta nhân nhượng để ra sức chuẩn bị tiềm lực mọi mặt chống lại thực dân Pháp, ngày 19/12/1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ.
Cùng với bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, lực lượng dân quân tự vệ trong đã phát huy tốt vai trò của mình trong việc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và thế trận Quốc phòng toàn dân.