[Photo] Nghề khắc con dấu truyền thống ở phố cổ Hà thành

Nghề khắc dấu gỗ tưởng chừng như đã mai một theo thời gian nhưng nay đã mang những nét mới và trở thành món quà thủ công truyền thống.
Du khách nước ngoài tìm hiểu nghề làm con dấu truyền thống. (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam)

Nghề khắc dấu gỗ tưởng chừng mai một theo thời gian nhưng nay đã mang những nét mới và trở thành món quà thủ công truyền thống.

Dạo quanh một vòng phố Hàng Quạt, có thể thấy giữa nhịp sống hối hả và buôn bán tấp nập, hình ảnh những người ngồi cặm cụi chạm khắc trên thớ gỗ với những con dấu nhỏ nhiều hình thù khác nhau treo bên ngoài cửa hàng.

Hầu hết các con dấu bày bán trên phố cổ này đều được làm bằng gỗ lồng mực, một loại gỗ mềm, ngang thớ mịn, dễ hút mực mà lại có thể dễ dàng tỉ mẩn khắc những đường nét thật thanh, thật nhỏ mà không sợ bị nứt, gãy.

Trước kia dấu gỗ thường được những nhà nho khắc tên mình hoặc tên trường để đóng vào sách vở, nhưng bây giờ dấu gỗ được khắc với nhiều hình thù khác nhau.

Đó là dấu 12 con giáp, dấu dành cho tủ sách, chữ ký, dấu theo phong cách thư pháp rồi dấu khắc tháp rùa, Khuê Văn Các, tranh Đông Hồ nổi tiếng hay những hình thù vui nhộn dành cho lứa tuổi thiếu nhi, học sinh...

Khâu khắc dấu được người thợ thực hiện rất tỉ mỉ. (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam)
Khâu khắc dấu được người thợ thực hiện rất tỉ mỉ. (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam)
Một con dấu thành phẩm hình gà trống trong bộ dấu 12 con giáp. (Ảnh: Báo ảnh Việt Nam)
Những con dấu được khắc theo những hình thù vui nhộn phù hợp cho lứa tuổi thiếu nhi.
Con dấu được ông đồ sử dụng như bút danh để in lên những câu đối của mình. (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục