[Photo] Tư liệu quý về Hà Nội “một thời đạn bom, một thời hoà bình”
Hà Nội đã và đang từng ngày đổi thay, rộng lớn, hiện đại, sầm uất, nhưng vẫn còn đó một đô thị cổ kính, rêu phong, chứa đựng những giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống.
Chủ tịch Hồ Chí Minh xem và góp ý vào dự án quy hoạch thành phố Hà Nội, tháng 11/1959. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Những năm đầu Thủ đô được giải phóng, cứ mỗi sáng mồng một Tết Nguyên đán, các gia đình Hà Nội lại quây quần trước bàn thờ Tổ quốc, nghe đọc thư chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Tết Bính Thân 1956).(Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Phụ nữ, trẻ em và người già tạm rời Thủ đô đi sơ tán trong những ngày máy bay Mỹ đánh phá ác liệt, cuối tháng 12/1972. (Ảnh: TTXVN)
Nhân dân Hà Nội nghe đài, theo dõi tin về Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã được ký tắt ở Paris, ngày 24/1/1973. (Ảnh: TTXVN)
Đường phố Hà Nội trong những ngày giặc Mỹ đánh phá ác liệt, cuối tháng 12/1972. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Các chiến sỹ tự vệ Nhà máy thiết bị Bưu điện khẩn trương tu sửa hầm hào, sẵn sàng chiến đấu chống máy bay Mỹ bắn phá (5/1972). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Sau giải phóng, cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên chức các cơ quan, đoàn thể Hà Nội đã góp hàng chục vạn ngày công tham gia xây dựng sân vận động Hàng Đẫy và nhiều công trình công cộng khác (năm 1965). (Ảnh: Vũ Đình Hồng/TTXVN)
Một vườn trẻ trong khu hầm giao thông ở phố Thợ Nhuộm (Hà Nội) trong những năm chống chiến tranh phá hoại của Mỹ (năm 1965). (Ảnh: Thế Trung/TTXVN)
Người dân Hà Nội vẫn bình thản trên đường phố trong những ngày máy bay Mỹ đánh phá ác liệt, cuối tháng 12/1972. (Ảnh: TTXVN)
Nữ công nhân Nhà máy dệt 8/3 quản lý tốt sản lượng, đảm bảo chất lượng sản phẩm và ngày công, luôn hoàn thành các chỉ tiêu Nhà nước giao (tháng 1/1971). (Ảnh: Trần Phác/TTXVN)
Chiếc ôtô ray đầu tiên mang tên Độc lập do cán bộ, công nhân Nhà máy xe lửa Gia Lâm (Hà Nội) nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thành công. (Ảnh: Quang Thành/TTXVN)
Dân quân xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm (ngoại thành Hà Nội) đào hào giao thông, sẵn sàng chiến đấu chống máy bay Mỹ bắn phá (năm 1972). (Ảnh: Xuân Vi/TTXVN)
Lễ khai giảng Năm học Kiên cường thắng Mỹ 1972- 1973 tại Trường Phổ thông cấp 2 Dịch Vọng (Hà Nội). (Ảnh: Duy Nhân/TTXVN)
Công ty Bách hóa Bán lẻ Hà Nội tổ chức đóng gói hàng Tết đúng tiêu chuẩn định lượng và điều vận tốt hàng hóa đến bán tại các cửa hàng bách hóa và các quầy hàng tập thể ở cơ quan, xí nghiệp, phục vụ nhân dân trong dịp Tết Canh Tuất 1970. (Ảnh: Trần Phác/TTXVN)
Tàu điện - phương tiện di chuyển của người dân Hà Nội những năm giữa thế kỷ 20. (Ảnh: TTXVN)
Khu tập thể Thanh Xuân Bắc (năm 1985). (Ảnh: Cao Phong/TTXVN)
Trung tâm Hà Nội năm 1985. (Ảnh: Văn Bảo/TTXVN)
Chợ Đồng Xuân trở lại nhịp sống thường nhật sau ngày giải phóng Thủ đô, tháng 10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Hai thập kỷ qua là giai đoạn chứng kiến những đổi thay quan trọng của Hà Nội trên mọi mặt: từ diện tích, dân số đến sự tăng trưởng kinh tế, thế mạnh quốc phòng, an ninh, sự đa dạng về sắc màu văn hóa.
Điểm nhấn của chương trình “Ký ức mùa Thu” là hoạt động tái hiện lễ chào cờ đầu tiên trong ngày giải phóng Thủ đô diễn ra tại sân Đoan Môn - Hoàng thành Thăng Long.
Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội tổ chức khai mạc triển lãm trưng bày những hình ảnh sống động, kết hợp với những khoảnh khắc lắng đọng tạo nên một bức tranh đẹp về Hà Nội.
Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức buổi gặp mặt chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày thành phố Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
88 tài liệu, tư liệu lưu trữ và hình ảnh về Địa giới hành chính thành phố Hà Nội theo 3 giai đoạn đã được giới thiệu tới người xem qua triển lãm nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.