[Photo] Xót xa với phòng học xập xệ, tạm bợ của trẻ em vùng cao
Chỉ đủ để che nắng, các phòng học tạm của các em học sinh vùng cao không thể tránh được gió lùa và mưa hắt
Quang Duy
Năm học 2015-2016, toàn huyện Than Uyên (Lai Châu) có 49 trường học với gần 17.400 học sinh ở tất cả các cấp. (Ảnh: Quang Duy/TTXVN)
Phòng học của học sinh Tiểu học số 2 Khoen On, xã Khoen On, huyện Than Uyên (Lai Châu). (Ảnh: Quang Duy/TTXVN)
Do thiếu phòng học, nhiều đơn vị đã phải phối hợp với các cấp chính quyền để mượn nhà văn hóa xã, bản, hoặc thuê lại nhà của người dân... (Ảnh: Quang Duy/TTXVN)
Chỉ đủ để che nắng, các phòng học tạm của các em học sinh không thể tránh được gió lùa và mưa hắt. (Ảnh: Quang Duy/TTXVN)
Do thiếu phòng học, nhiều đơn vị đã phải phối hợp với các cấp chính quyền để mượn nhà văn hóa xã, bản, hoặc thuê lại nhà của người dân... (Ảnh: Quang Duy/TTXVN)
Dãy phòng học ở điểm bản Mùi 1 của Trường Mầm non và Tiểu học số 2 Khoen On, xã Khoen On, huyện Than Uyên, Lai Châu. (Ảnh: Quang Duy/TTXVN)
Do không có nhà hiệu bộ nên giáo viên Trường Mầm non số 2 Khoen On, xã Khoen On, huyện Than Uyên, Lai Châu sinh hoạt nghiệp vụ tại phòng học tạm của học sinh. (Ảnh: Quang Duy/TTXVN)
“Mọi thứ đều lạ lẫm. Em đã khóc ngay tại bến xe, cảm thấy như không thể bước đi được nữa, không phải vì mệt mà vì hoang mang, lo lắng,” cô học trò miền sơn cước xúc động nói.
Với những học sinh dân tộc thiểu số ở Mù Cang Chải, tiếng Việt như là một ngôn ngữ mới, việc tiếp thu bài học của các em trong thời gian đầu của năm lớp một sẽ rất khó khăn.
Mồ côi mẹ từ khi mới 3 tuổi, ăn mèn mén thay cơm, muốn đi học phải cuốc bộ 5 cây số… nhưng những khó khăn đó đều không ngăn cản được bước chân tới trường của cậu học trò người Mông Vừ Mí Kỵ.
Tuy là nam giới, nhưng nghiệp vụ chăm sóc, nuôi dạy trẻ các thầy giáo mầm non ở Mù Cang Chải không kém gì các cô giáo, vì thế, lũ trẻ ngây thơ đáng yêu nhiều khi còn gọi các thầy là "mẹ."
Cái đói nghèo, cuộc sống nghiệt ngã khắc khổ cũng không quật ngã được các cô giáo trẻ nơi lưng trời Tây Bắc “cõng” con chữ đến các em học sinh vùng cao.