“Phù thủy” đưa tàu thuyền vào trong bóng đèn và chai lọ

Nguyễn Quang Huy được biết đến trong cộng đồng handmade Việt Nam với biệt danh “phù thủy” vì đã đưa tàu, thuyền vào chai lọ và bóng đèn, trở thành những món đồ trang trí dễ thương.
“Phù thủy” đưa tàu thuyền vào trong bóng đèn và chai lọ ảnh 1Công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác và sự kiên nhẫn là việc ghép các phần của con thuyền bên trong bóng đèn.

Nguyễn Quang Huy được biết đến trong cộng đồng handmade Việt Nam với biệt danh “phù thủy” vì đã đưa tàu, thuyền vào chai lọ và bóng đèn. Từ những chiếc bóng đèn và chai lọ phế liệu, nhưng dưới bàn tay khéo léo của chàng trai 9x, đã trở thành những món đồ trang trí dễ thương.

Huy chia sẻ: “Mình biết nghệ thuật trong chai lọ, bóng đèn qua mạng và một số bộ phim, hơn nữa bản thân cũng đã sẵn thích thuyền và biển nên đã tìm tòi cách tự làm các sản phẩm này. Tác phẩm mình làm thành công đầu tiên vào năm 2014 là một chiếc thuyền trong bóng đèn với một miếng gỗ dẹt và hai mẩu giấy hình tam giác làm cánh buồm.”

Nói về các công đoạn làm một sản phẩm nghệ thuật trong chai lọ, bóng đèn, Huy cho biết, dụng cụ dùng làm khá đơn giản như dao trổ, nhíp, keo 502, thước kẻ… Huy bắt đầu làm chiếc thuyền với việc gọt từ một miếng gỗ cho thành thân thuyền, cánh buồm được cắt từ giấy, cột buồm làm bằng que tăm. Các bộ phận của con thuyền sẽ được sơn màu và trang trí sao cho bắt mắt.

“Phù thủy” đưa tàu thuyền vào trong bóng đèn và chai lọ ảnh 2Góc làm việc sáng tạo ra những sản phẩm thuyền trong chai, lọ độc đáo của chàng sinh viên có biệt danh “phù thủy” Nguyễn Quang Huy.
“Phù thủy” đưa tàu thuyền vào trong bóng đèn và chai lọ ảnh 3Với niềm đam mê nghệ thuật cùng đôi bàn tay khéo léo, Huy thường xuyên sáng tạo ra những sản phẩm mới có tính thẩm mỹ và giá trị nghệ thuật cao.
“Phù thủy” đưa tàu thuyền vào trong bóng đèn và chai lọ ảnh 4Công đoạn đổ keo để có thể kết dính các chi tiết con thuyền lại với nhau.
“Phù thủy” đưa tàu thuyền vào trong bóng đèn và chai lọ ảnh 5Công đoạn làm ra những chiếc thuyền trong bóng đèn, chai yêu cầu người làm phải thật kiên nhẫn và tỉ mỉ bởi chỉ cần sơ ý thì sẽ phải làm lại từ đầu.
“Phù thủy” đưa tàu thuyền vào trong bóng đèn và chai lọ ảnh 6Nguyễn Quang Huy chế tạo thân thuyền bằng những mảnh gỗ vụn.
“Phù thủy” đưa tàu thuyền vào trong bóng đèn và chai lọ ảnh 7Công đoạn lắp ghép các mảnh gỗ để tạo thành thân thuyền đòi hỏi Nguyễn Quang Huy phải cẩn thận, tỉ mẫn và khéo léo trong từng động tác.
“Phù thủy” đưa tàu thuyền vào trong bóng đèn và chai lọ ảnh 8Sau hơn hai năm kể từ lúc tìm hiểu và bắt đầu thực hiện, đến nay Huy chỉ mất từ 10-20 phút để tạo ra một sản phẩm.
“Phù thủy” đưa tàu thuyền vào trong bóng đèn và chai lọ ảnh 9Chỉ với những công cụ hỗ trợ đơn giản như: nhíp, kéo, bút, sợi chỉ… Huy đã có thể làm nên những sản phẩm nghệ thuật độc đáo.
“Phù thủy” đưa tàu thuyền vào trong bóng đèn và chai lọ ảnh 10Những sản phẩm thường xuyên được Huy bảo quản, chăm chút lau chùi.
“Phù thủy” đưa tàu thuyền vào trong bóng đèn và chai lọ ảnh 11Sản phẩm thuyền Hạ Long trong chiếc bóng đèn sợi đốt.
“Phù thủy” đưa tàu thuyền vào trong bóng đèn và chai lọ ảnh 12Các mẫu thuyền đều được Huy cập nhật và thay đổi liên tục nhằm tạo sự phong phú, đa dạng cho từng sản phẩm.
“Phù thủy” đưa tàu thuyền vào trong bóng đèn và chai lọ ảnh 13Ngoài việc sáng tạo ra những sản phẩm thuyền trong chai, lọ thì Huy còn có những ý tưởng khác như dùng bóng đèn làm lọ cắm hoa.

Sau khi đã hoàn thiện con thuyền, Huy sẽ chọn một chiếc bóng đèn hoặc chai lọ phù hợp để đưa từng phần của chiếc thuyền vào bên trong.

Công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác và sự kiên nhẫn là việc ghép các phần của con thuyền bên trong bóng đèn và chai lọ.

Sau khi dùng dụng cụ ghép thành công các phần của con thuyền, Huy sẽ dùng keo 502 để dính thuyền nằm cố định trong bóng đèn và chai lọ.

Trải qua hơn hai năm tập luyện và mày mò sáng tạo, đến nay để làm hoàn thiện một sản phẩm, Huy chỉ mất từ 15 tới 20 phút.

Thế nhưng chàng sinh viên trẻ luôn cố gắng để mỗi sản phẩm mới lạ từ chiếc thuyền buồm Hạ Long nhỏ cho tới những chiếc thuyền du lịch, hay thậm chí tàu Ngọc Trai Đen, tàu Titanic, máy bay… Trong đó, chiếc tàu Ngọc Trai Đen trong phim Cướp biển vùng Caribe là một trong những tác phẩm khó và mất khá nhiều công sức để thực hiện.

“Phù thủy” đưa tàu thuyền vào trong bóng đèn và chai lọ ảnh 14Gian hàng tại chợ đêm phố cổ của Huy thu hút được sự chú ý của đông đảo du khách.

Huy cho biết với những sản phẩm phức tạp hơn bản thân còn phải tự chế ra thêm dụng cụ cho phù hợp như nan hoa xe đạp, kim chỉ, dao cắt...

Đến nay, những sản phẩm nghệ thuật trong bóng đèn và chai lọ của Nguyễn Quang Huy đã thu hút được sự quan tâm của các bạn trẻ và một số khách nước ngoài tới gian hàng 58 Hàng Ngang vào những buổi chợ đêm cuối tuần Hà Nội./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh mùa giải Nobel năm 2024

Toàn cảnh mùa giải Nobel năm 2024

Lễ trao các giải Nobel Y Sinh, Vật lý, Hóa học, Kinh tế năm 2024 sẽ được tổ chức tại thủ đô Stockholm (Thụy Điển), riêng giải Nobel Hòa bình sẽ được trao tại thủ đô Oslo (Na Uy) vào ngày 10/12.