Trong tuyên bố ngày 30/9, Bộ trưởng Lao động Qatar Saleh al-Khulaifi chobiết chính phủ sẽ lập thêm các đoàn thanh tra tới các công ty xây dựng, đồngthời thuê thêm phiên dịch để thúc đẩy việc giải quyết khiếu nại của người laođộng nước ngoài.
Sau khi giành được quyền đăng cai World Cup 2022, Qatar đang ráo riết đầutư vào việc xây mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng để chuẩn bị cho sự kiện bóng đáhấp dẫn nhất hành tinh.
Hiện tại, mỗi năm chính phủ Qatar đầu tư hơn 20 tỷ USD cho các công trìnhxây dựng cơ sở hạ tầng mới với tổng kinh phí lên tới 100 tỷ USD cho 9 sân vậnđộng, một sân bay, một đường cao tốc tới Bahrain, mạng lưới đường sắt, đường tàuđiện ngầm và 29 khách sạn.
Bên cạnh đó, Qatar cũng dự kiến xây dựng một thành phố mới hoàn toàn mangtên Lusail, nơi sẽ diễn ra trận chung kết World Cup 2022.
Tuy nhiên, đằng sau các dự án đồ sộ siêu tốn kém này là vấn đề quản lý 1,2triệu lao động nhập cư mà chính quyền Qatar lần đầu tiên thừa nhận là hết sứckhó khăn.
Theo điều tra của báo The Guardian, nhiều lao động nhập cư - chủ yếuđến từ các nước Nam Á - đang làm việc "trong điều kiện như nô lệ" khi phải chịucái nóng lên tới 50 độ C mà không được giới chủ cung cấp nước uống.
Nhiều người bị chủ “găm” lương vài tháng và bị giữ luôn cả hộ chiếu nênkhông thể về nước. Báo này cũng dẫn một số nguồn tin nói rằng không ít lao độngnhập cư đã chết tại các công trường chuẩn bị cho World Cup, đồng thời cảnh báonếu chính phủ Qatar không có ngay biện pháp xử lý thì số công nhân mất mạng cóthể lên tới 4.000 người trước khi trái bóng World Cup 2022 bắt đầu lăn.
Dự kiến trong cuộc họp của Ủy ban chấp hành Liên đoàn Bóng đá thế giới(FIFA) tuần này tại Zurich (Thụy Sỹ), bên cạnh việc thảo luận khả năng chuyểnlịch tổ chức World Cup 2022 từ mùa Hè sang mùa Đông để tránh cái nóng "chếtngười” ở quốc gia vùng Vịnh này, thì các quan chức FIFA cũng sẽ đề cập đến nhữngcáo buộc về tình trạng bóc lột sức lao động của người nhập cư tại các công trìnhphục vụ World Cup 2022./.